Giáo án gộp Ngữ văn 10 cánh diều kì I

Giáo án học kì 1 sách Ngữ văn 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Ngữ văn 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD BÀI 1. THẦN THOẠI VÀ SỬ THI

Văn bản - he-ra-clét đi tìm táo vàng

Văn bản - chiến thắng mtao mxây

Văn bản - thần trụ trời

Văn bản - ra-ma buộc tội

Thực hành tiếng Việt

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Thuyết trình về một vấn đề xã hội

............................................

............................................

............................................


BÀI MẪU

TIẾT…: VĂN BẢN - CÂU CÁ MÙA THU

_____Nguyễn Khuyến____

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,...

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình…

- Năng lực sáng tạo: HS xác định được ý tưởng, tâm sự của các nhà thơ được gửi gắm trong bài thơ; trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối với những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời qua đó, thực hiện nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: HS quan sát clip và lắng nghe giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến

c. Sản phẩm: Lắng nghe giới thiệu về nhà thơ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát một đoạn video giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Tìm hiểu về cuộc đời và chân dung văn học nhà thơ Nguyễn Khuyến. - YouTube

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người và mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân từ xưa đên nay. Và nhiều tác giả có những vần thơ nổi tiếng về mùa thu như “ Tiếng thu” (Lưu trọng Lư), cảm thu, tiễn thu của (Tản Đà), Đây mùa thu tới( Xuân Diệu),… Và hôm nay ta sẽ đến với cảnh thu điển hình của làng cảnh Việt Nam: mùa thu ở Bắc Bộ qua bài “ Thu điếu” Nguyễn Khuyến.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản Câu cá mùa thu một cách hiệu quả.

b. Nội dung: Tìm hiểu tri thức có liên quan (và huy động trải nghiệm, vốn sống của HS về văn bản Tự tình (bài 2)

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, lên trình bày:

+ Nhóm 1: Phần tìm hiểu về tiểu sử nhà thơ.

 + Nhóm 2: Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Thu điếu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc bài, chú ý thực hiện những yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV bổ sung: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã mất rơi vào tay thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp bị đàn áp dã man, triều đình và nhiều quan lại trở nên phản động. Nguyễn Khuyến được mời làm Tổng đốc nhưng ông từ chối, vì làm chức quan này khi đó là làm tay sai cho giặc. Ông xin từ quan về quê ở ẩn nhưng trong lòng luôn nghĩ đến vận nước, đến nhân dân.

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gọi 2-3 HS đọc bài thơ, lưu ý thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong phần chú thích.

- GV đặt câu hỏi:

+ Xác định thể loại, bố cục bài thơ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

 

II. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

 

 

- Tác giả Nguyễn Khuyến(1835- 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Thắng sau đổi thành Nguyễn Khuyến

- Quê quán: Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- Hoàn cảnh xuất thân: Trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ảnh hưởng đến Nguyễn Khuyến

- Bản thân: Thông minh, chăm chỉ, đỗ đạt cao (Đỗ đầu cả 3 kì thi Hương, Hội, Đình -> Tam nguyên Yên Đổ)

- Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không màng danh lợi, không hợp tác với kẻ thù sau đó về ở ẩn tại quê nhà

-> NK là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết không hợp tác với kẻ thù.

 

2. Tác phẩm

Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

- Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đọc văn bản

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bố cục: có hai cách chia

+ Cách 1: chia theo bố cục đề, thực, luận, kết

+ Cách 2: 

  • Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ

  • Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu



 

 

Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức của văn bản, hiểu được các khái niệm công cụ, rèn luyện các chiến thuật đọc (hình dung, phán đoán, liên hệ). Từ đó, GV giúp HS luyện tập, thực hành, vận dụng kết nối kiến thức trong văn bản văn học với thực tiễn đời sống.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Câu cá mùa thu

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc lại 6 câu thơ đầu và  trả lời:

+ Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào?

+ Phân tích những hình ảnh và các từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng nông thôn Bắc Bộ.

 

 

 

 

 

+ Em có nhận xét gì về không gian được khắc họa trong bài thơ?

+Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ. không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn Khuyến 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV bổ sung: Những đường nét, màu sắc... gợi lên trong tưởng tượng của người đọc khung cảnh của một buổi sớm thu yên bình trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút xanh màu tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian... Trong bức tranh thu này mọi cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vẫn thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bao người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng xúc động. Đó là một mùa thu trong trẻo, thuần khiết, mát lành.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bốn câu thơ cuối

 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp bài thơ và trả lời:

Bài thơ "Câu cá mùa thu " nói chuyện câu cá mà thực ra có phải là câu cá hay không? Vì sao?

+ Qua bài thơ Câu cá mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

- GV bổ sung: Nguyễn Khuyến đã từ chối một chức quan, về sống một đời ẩn dật, nhà thơ đã tìm về với làng quê, với người dân, với dân tộc để giữ mình trong sạch. Ông sống hòa mình với thiên nhiên ơ quê hương mình để mong muốn quên đi phần nào những buồn đau về thời cuộc, về số phận của đất nước.

Nhưng thân “nhàn” mà tâm không “nhàn”, con người ấy vẫn đau đáu một nỗi lòng lo âu trước vận mệnh đất nước đang chìm đắm trong ách thống trị của kẻ thù xâm lược. Vì vậy, ông luôn dằn vặt về trách nhiệm của mình đối với non sông. Ngồi câu cá trong một không gian thu yên tĩnh mà lòng ông vẫn hướng đến những tâm sự non nước, không hề để ý đến việc cá có cắn câu hay không.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc Bộ

- Điểm nhìn:  

+ Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao rồi từ cao trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu , nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu rồi lại quan sát mặt đất nhưng hướng tầm nhìn ra khỏi giới hạn của chiếc ao nhỏ - ra tận ngõ trúc…

Cảnh thu được quan sát một cách bao quát và chi tiết theo các chiều không gian, đem lại một bức tranh thu đa diện sắc màu.

- Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động với những hình ảnh vừa cân đối, hài hòa.

- Mở ra một khung cảnh với những cảnh vật hết sức thanh sơ:

+ ao nhỏ trong veo

+ thuyền câu bé tẻo teo

+ sóng biếc gợn

+ lá vàng khẽ đưa

+ tầng mây lơ lửng

+ ngõ trúc quanh co

+ sắc xanh của trời hoà lẫn cùng sắc xanh của nước.

Nhận xét:

+ Hình ảnh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng chiêm trũng.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc: màu trong, vàng, xanh biếc, xanh ngắt… cho thấy sự đa dạng màu sắc của thiên nhiên và sự chuyển mùa ở nông thôn đồng bằng BB.

=> Tất cả tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. 

- Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng đượm buồn

+ Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn: vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo,  hơi gợn tí, mây lơ lửng ,…

+ Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật -> Thủ pháp lấy động tả tĩnh.

+  Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động.

Không gian thanh khiết ấy phù hợp với tâm trạng muốn rời xa cõi đời trần tục, tìm đến chốn thanh cao của một nhân cách lớn.

 

 

2. Tình thu

- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng:

+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần

+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.

+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động..

- Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.

Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.



 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết

1. Nội dung:

- Bản lĩnh HXH được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. 

 

2. Nghệ thuật:

 - Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Câu cá mùa thu đã học.

b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm, HS suy nghĩ, trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời đúng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên màn hình:

Câu 1: Nội dung của sáu câu đầu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" là gì?
a. Giới thiệu quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sống.
b. Nêu lên sự đánh giá của tác giả về sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
c. Miêu tả thần thái mùa thu ở một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
d.Miêu tả một kiểu câu cá của nhà thơ.

Câu 2: Nét nghĩa nào sau đây phù hợp với từ lơ lửng?
a. Nổi lên thành những vệt,những nếp nhăn nhỏ thấy thoáng qua trên bề mặt phẳng.
b. Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái một cách rất nhanh,chỉ trong khoảnh khắc,đến mức như có muốn làm gì cũng không thể kịp.
c. Ở trạng thái di động nhẹ ở khoảng giữa, lưng chừng,không dính vào đâu, không bám vào đâu.
d. Cách đánh mức hoặc mức độ hoạt động không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng không khí yên tĩnh chung.

Câu 3: Vắng teo nghĩa là gì?
a. Vắng vẻ và lặng lẽ.
b. Rất vắng, không có hoạt động của con người.
c. Vắng vẻ và thưa thớt.
d. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.

Câu 4: Cảnh vật mùa thu được nhắc đến trong sáu câu thơ đầu có đặc điểm gì?
a. Vừa sinh động vừa giàu sức sống.
b. Vừa trong vừa tĩnh lặng.
c. Vừa lạnh lẽo vừa hiu hắt.
d. Vừa tươi tắn vừa mát mẻ.

Câu 5: Câu thơ thứ sáu trong bài thơ có sử dụng mô típ ngõ trúc vắng teo trong thơ cổ. Mô típ này dùng để nói về điều gì?
a. Cảnh thiên nhiên tĩnh lặng.
b. Nhà (ai đó) vắng người.
c. (Ai đó) không làm quan.
d. Nhà (ai đó) rất nghèo 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc câu hỏi và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.

Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

c

c

b

b

b

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Câu cá mùa thu để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.

c. Sản phẩm học tập: Đáp án đúng của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Tìm đọc hai bài thơ Vịnh mùa thu và Uống rượu mùa thu của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm thơ và nét riêng của mỗi bài.

  Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để viết đoạn văn.

  Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2- 3 HS trình bày đoạn văn của mình.

  Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi HS đã trình bày đoạn văn trước lớp. Chấm điểm cho bài văn đạt yêu cầu.

Gợi ý:

- Nét chung” đều là những bài thơ vịnh cảnh mùa thu; đều chứa đựng tâm sự với nước non, thời thế của một nhà thơ yêu nước. Cả ba bài đều viết về những thú vui nhàn dật: làm thơ, câu cá, thưởng rượu nhưng mục đích không phải để vui thú mà để bộc lộ tâm trạng thời thế.

- Nét riêng:

+ Vịnh mùa thu là sự khái quát về mùa thu ở những điểm nhìn nổi bật.

+ Trong Câu cá mùa thu, mùa thu dừng lại ở một góc nhìn cụ thể hơn: trong ao thu, vào một chiều thu, một ông già tuổi đã xế thu đang ngồi trên thuyền buông cần câu cá.

+ Trời thu trong Uống rượu mùa thu diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau: khi chiều về, lúc đêm tối hay buổi trăng thu cô độc.

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Ôn tập lại bài: Câu cá mùa thu

+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI MỞ ĐẦU

Giáo án tiết 1: Tìm hiểu chung về hình thức, bố cục và các nội dung của cuốn sách
Giáo án tiết 2: Đọc hiểu văn bản văn học

GIÁO ÁN WORD BÀI 1. THẦN THOẠI VÀ SỬ THI

Giáo án tiết: Văn bản - he-ra-clét đi tìm táo vàng
Giáo án tiết: Văn bản - chiến thắng mtao mxây
Giáo án tiết: Văn bản - thần trụ trời
Giáo án tiết: Văn bản - ra-ma buộc tội
Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt - bài 1
Giáo án tiết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Giáo án tiết: Thuyết trình về một vấn đề xã hội

GIÁO ÁN WORD BÀI 2. THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Giáo án tiết: Văn bản - cảm xúc mùa thu
Giáo án tiết: Văn bản - tự tình (bài 2)
Giáo án tiết: Văn bản - câu cá mùa thu
Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt ( bài 2)
Giáo án tiết: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Giáo án tiết: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề

GIÁO ÁN WORD BÀI 3. KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNG

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết : Văn bản 1- Xúy vân giả dại
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Mắc mưu thị hến
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 - Thị màu lên chùa
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 80
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau

GIÁO ÁN WORD BÀI 4. VĂN BẢN THÔNG TIN

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - Một hằng số văn hóa việt nam
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết : Văn bản 2- Lễ hội đền hùng
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc chăm ở ninh thuận
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 104
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài luận về bản thân
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
 
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: văn bản 2. Đại cáo Bình Ngô
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Gương báu khuyên răn
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt - Bài 5 thơ văn Nguyễn Trãi
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Kiêu binh nổi loạn
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2. Người ở bến sông châu
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Hồi trống cổ thành
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 6 – Tiểu thuyết và truyện ngắn
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. THƠ TỰ DO

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 - Đất nước
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Lính đảo hát tình ca trên đảo
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Đi trong hương tràm
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Mùa hoa mận
Giáo án ngữ văn 10 cánh tiết: Thực hành tiếng việt bài 7
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1- Bản sắc là hành trang
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Gió thanh lay động cành cô trúc
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Đừng gây tổn thương
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 8
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
 
Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI MỞ ĐẦU

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Tìm hiểu chung về hình thức, bố cục và các nội dung của cuốn sách
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết 2: Đọc hiểu văn bản văn học

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1. THẦN THOẠI VÀ SỬ THI

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Chiến thắng mtao mxây
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản. Thần trụ trời
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Ra-Ma buộc tội
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 32
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thuyết trình về một vấn đề xã hội

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2. THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Cảm xúc mùa thu
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: văn bản - Tự tình (bài 2)
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Cảm xúc mùa thu
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3. KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNG

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 -Xuý Vân giả dại
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: văn bản 2 - Mắc mưu thị hến
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Thị màu lên chùa
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 3
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4. VĂN BẢN THÔNG TIN

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: văn bản 1 - Thăng Long – Đông đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Lễ hội đền Hùng
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc chăm ở ninh thuận
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 4
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài luận về bản thân
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá
 
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: văn bản 1 - Nguyễn trãi – Cuộc đời và sự nghiệp
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Đại cáo bình ngô
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Gương báu khuyên răn
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 20
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: nói và nghe - Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 - Kiêu binh nổi loạn
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Người ở bến sông châu
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Hồi trống cổ thành
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 54
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Nói và nghe - Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. THƠ TỰ DO

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 - Đất nước
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Lính đảo hát tình ca trên đảo
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Đi trong hương tràm
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Mùa hoa mận
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 7
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 - Bản sắc là hành trang
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Gió thanh lay động cành cô trúc
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Đừng gây tổn thương
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 8
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
 
Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

Chat hỗ trợ
Chat ngay