Nội dung chính Quốc phòng an ninh 11 kết nối Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
a. Môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu
* Môi trường và các trạng thái môi trường:
- Thành phần môi trường: đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
- Vai trò: cung cấp không gian sống; nguồn tài nguyên để lao động, sản xuất; nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải, lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người và sinh vật,...
- Các trạng thái môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường
+ Suy thoái môi trường
+ Sự cố môi trường
- Nguyên nhân gây ra các trạng thái môi trường:
+ Nguyên nhân tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán,...)
+ Hoạt động của con người gây ra (sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, khai thác tài nguyên, môi trường quá mức,...)
* An ninh môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu
- Khái niệm: Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo cấu thành nên môi trường được cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó.
- Các vấn đề môi trường toàn cầu:
+ Biến đổi khí hậu: nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng, hiện tượng băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn,...
+ An ninh lương thực: con người có quyền tiếp cận thực phẩm một cách an toàn, đầy đủ ở mọi nơi để duy trì sự sống.
+ Thiên tai: hiện tượng tự nhiên bất thường gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Dịch bệnh: sự lây lan nhanh chóng của bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong cộng đồng, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian.
+ Di cư tự do: hiện tượng con người rời bỏ nơi cư trú của mình đến một khu vực, địa điểm khác để sinh sống.
b. Bảo vệ môi trường
* Khái niệm:
Là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Các hoạt động bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường đất:
+ Xem xét tác động trước khi xây dựng quy hoạch, dự án, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.
+ Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, xử lí, phục hồi môi trường đất.
- Bảo vệ môi trường nước:
+ Kiểm soát các nguồn chất thải vào môi trường nước xử lí, cải tạo và phục hồi môi trường nước bị ô nhiễm.
+ Có biện pháp ngăn chặn, kiểm tra, xử lí các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước.
+ Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn nước.
- Bảo vệ môi trường không khí:
+ Tiến hành quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật;
+ Tình trạng ô nhiễm phải được thông báo và cảnh báo kịp thời, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
+ Các chủ thể sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lí theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên:
+ Là một nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
+ Trách nhiệm bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên thuộc về các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
II. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
a. Phòng, chống vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
* Một số hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ môi trường:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ra môi trường.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; ...
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- ...
* Xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Xử lí hình sự đối với tội phạm về môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
* Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
- Không thực hiện hoặc không tham gia thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
- Tích cực tham gia phòng, chống các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
b. Trách nhiệm bảo vệ môi trường
* Trách nhiệm của công dân
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; chủ động phòng ngừa, ứng phó khắc phục thiên tai, dịch bệnh,...
- Chủ động phát hiện, tố giác các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn điều tra, xử lí các hành vi vi phạm.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của học sinh
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường của nhà trường, nơi cư trú,...
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Phản ánh, thông tin với thầy, cô giáo, nhà trường và cơ quan chức năng biết các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
III. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
a. Khái niệm tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội.
b. Một số loại tệ nạn xã hội
- Tệ nạn ma tuý: tình trạng một (hoặc nhiều) người sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý và các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức sử dụng ma tuý chủ yếu là hút, hít, tiêm chích thuốc phiện, heroin và các loại ma tuý khác.
- Tệ nạn mại dâm: những hành vi nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định ngoài phạm vi hôn nhân. Một số hành vi liên quan đến tệ nạn mại dâm như bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm,...
- Tệ nạn cờ bạc: các hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi, giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tệ nạn cờ bạc thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mua bản số lô, số đề, cá độ bóng đá,....
- Tệ nạn mê tín dị đoan: các hành vi biểu hiện thái quá lòng tin mù quáng vào những điều huyền bí, không có thật, từ đó có những suy đoán khác thường, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng tin, hành động trái với những chuẩn mực của xã hội, không phù hợp với quy luật tự nhiên. Một số hành vi mê tín, dị đoan như bói toán, đồng bóng, yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma,...
c. Quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
- Đối với tệ nạn mại dâm: Nghiêm cấm thực hiện một số hành vi:
+ Bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm...
+ Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động mại dâm.
Đối với tệ nạn cờ bạc: Nghiêm cấm thực hiện một số hành vi:
+ Đánh bạc trái phép (mua bán số lô, số đề, cả độ bóng đá,...), tổ chức đánh bạc, gá bạc,....
+ Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến tệ nạn cờ bạc.
- Đối với tệ nạn mê tín dị đoan: Pháp luật nghiêm cấm thực hiện một số hành vi:
+ Hoạt động mê tín dị đoan (người thực hiện các hành vi như bói toán, đồng bóng, yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma,...).
+ Hành nghề mê tín dị đoan (người thực hiện các hành vi bói toán, đồng bóng, yểm bùa, cúng giải hạn, cũng trừ tà ma... để kiếm tiền).
IV. TRÁCH NHIỆM TRONG PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM
a. Trách nhiệm của công dân
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Trong đó, có các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
b. Trách nhiệm của học sinh
- Chấp hành nghiêm trách nhiệm của công dân trong thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
- Ngoài ra, học sinh cần học tập và thực hiện nghiêm một số quy định sau:
+ Không tham gia các tệ nạn xã hội và hoạt động phạm tội sử dụng công nghệ cao dưới bất kì hình thức nào ở nơi sống, học tập và trên không gian mạng.
+ Không tham gia chia sẻ những thông tin trên không gian mạng khi chưa được kiểm chứng.
+ Thường xuyên học tập, nâng cao nhận thức về phòng chống các loại tệ nạn xã hội, tội phạm nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng do nhà trường và các cơ quan, lực lượng chức năng tổ chức.
+ Thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội theo hướng dẫn của nhà trường, chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước.
+ Tham gia tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tội phạm sử dụng công nghệ cao.
=> Giáo án Quốc phòng an ninh 11 kết nối Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường