Nội dung chính tin học ứng dụng 12 cánh diều bài: Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài: Giữ gìn tính nhân văn trong thế giới ảo sách Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng sách Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều

BÀI: GIAO TIẾP VÀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG ỨNG XỬ 
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 

1. Ưu điểm của giao tiếp qua không gian mạng

- Giao tiếp qua không gian mạng được thực hiện bằng các phương tiện kĩ thuật số như: email, mạng xã hội, chat trực tuyến,...

- Giao tiếp qua không gian mạng có thể là đồng bộ hoặc không đồng bộ. 

Giao tiếp đồng bộ là việc giao tiếp diễn ra trong thời gian thực, hai bên tham gia cùng lúc, đan xen nhau trong quá trình giao tiếp.

Giao tiếp không đồng bộ là người gửi tin có thể không nhận được phản hồi ngay từ người nhận sau khi gửi tin nhắn.

BÀI: GIAO TIẾP VÀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG  Hầu hết giao tiếp qua không gian mạng là không đồng bộ. 

- Giao tiếp qua không gian mạng có nhiều ưu điểm như:

+ Không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm, có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. 

+ Cho phép một số lượng lớn người cùng tham gia một lúc và việc gửi, nhận tin của mỗi người đều không bị ảnh hưởng. 

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ thông tin. 

+ Góp phần xoá bỏ mặc cảm, giảm nhẹ các rào cản ở bước đầu giao tiếp. 

+ Cung cấp một nền tảng giúp những người khiếm khuyết ngoại hình, khiếm thính hoặc khiếm ngôn dễ dàng giao tiếp mà không cần người hỗ trợ.

2. Một số vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng

- Do thiếu ngôn ngữ hình thể, thiếu các tín hiệu cảm xúc, thiếu âm điệu của tiếng nói, giao tiếp qua tin nhắn văn bản có thể xảy ra hiểu lầm vì diễn giải sai ý nghĩa của lời văn. 

- Sự dễ dãi khi viết tin nhắn là một yếu tố dẫn đến kĩ năng viết kém, sai chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ viết tắt tuỳ tiện đang trở thành vấn đề đáng lo ngại.

- Sự lười biếng do thói quen lạm dụng công nghệ.

- Nguy cơ bị nghiện Internet, dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng để

giao lưu, dẫn đến ít trải nghiệm cuộc sống thực, ngây ngô trong giao tiếp, khó hoà nhập với cộng đồng.

- Một số nguy cơ khác như: bị rình rập, quấy rối, bắt nạt....

- Một số rủi ro như có thể bị lộ hoặc mất thông tin cá nhân, bị mất kết nối,... 

3. Ứng xử nhân văn trên không gian mạng

- Nhân văn là văn hoá của xã hội loài người. Con người ứng xử nhân văn thể hiện: 

+ Có tình người: chân thành, đồng cảm và thấu hiểu với người khác; độ lượng, vị tha và khoan dung.

+ Có tính người: yêu cái tốt, thích cái đẹp, ghét cái xấu, chống cái ác; ủng hộ công bằng và lẽ phải, giúp đỡ và bảo vệ kẻ yếu.

+ Có tính xã hội loài người: mong muốn một xã hội thịnh vượng, người người hạnh phúc.

BÀI: GIAO TIẾP VÀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG  Trong không gian mạng, các tình huống ứng xử tương tự như trong cuộc sống thực,

còn thêm phần đa dạng, phong phú hơn. Tùy bối cảnh cụ thể, tính nhân văn được thể hiện khác nhau nhưng đều phản ánh một nền tảng văn hoá tốt, một nhân cách đẹp của con người.

Một số ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng 

- Người nhân văn là người có văn hoá, không làm việc xấu, đồng thời có phản ứng mạnh mẽ với người xấu, việc xấu. Ví dụ:

  • Không mạo danh, giả làm người khác với bất kì mục đích gì, kể cả là vui đùa, giải trí. 

  • Không tiếp tay cho kẻ bắt nạt, quấy rối trên không gian mạng, không tham gia phát tán những nội dung có tính bắt nạt, quấy rối.

  • Bày tỏ sự không đồng tình và phê phán; phản đối việc bắt nạt, quấy rối.

- Một số chiêu trò lừa đảo qua mạng thường thấy, cần cảnh giác, không được đồng tỉnh hay vô ý tiếp tay cho người xấu:

  • Nhử mồi (baiting) qua mạng, hứa hẹn một vật phẩm, hàng hoá hoặc phần thưởng

  • để dụ dỗ nạn nhân, lừa tiền hay đánh cắp dữ liệu.

  • Dùng công cụ làm giả hoàn hảo (deepfake) để lừa người thiếu cảnh giác. 

BÀI: GIAO TIẾP VÀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG  Ứng xử nhân văn trên không gian mạng là thận trọng suy xét để không bị lợi dụng, vô tình tiếp tay hỗ trợ bọn xấu trong những việc như trên.

- Ứng xử nhân văn trên không gian mạng nhằm góp phần tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, lan toả những giá trị nhân văn. Công nghệ kĩ thuật số giúp ta dễ dàng bày tỏ thái độ bằng lời văn, tiếng nói hay đơn giản là dùng các biểu tượng cảm xúc để thể hiện:

  • Sự đồng cảm khi biết tin tức về thiên tai, thảm hoạ gây thiệt hại về tài sản vật chất hay tính mạng con người với đồng bào của mình.

  • Sự ủng hộ, đánh giá cao, ca ngợi sự việc tích cực, người tốt, việc tốt.

  • Sự không đồng tình, phản đối, phê phán sự việc tiêu cực, người xấu, việc xấu.

- Để thể hiện sự ứng xử nhân văn trên không gian mạng một cách tích cực cần tham gia trực tiếp vào các hoạt động vì những giá trị nhân văn như:

  • Vận động ủng hộ và tham gia trực tiếp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại về tài sản vật chất hay tính mạng trong thiên tai, thảm hoạ.

  • Đưa tin phản ánh chân thực và ca ngợi người tốt, việc tốt.

  • Phát hiện, phê phán sự việc tiêu cực, cái xấu, người xấu theo cách có văn hoá và đạo đức.

=> Giáo án Tin học ứng dụng 12 cánh diều bài: Giao tiếp và tính nhân văn trong ứng xử trên không gian mạng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Tin học ứng dụng 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay