Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều

Tin học 12 - Tin học ứng dụng Cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Tin học ứng dụng 12 Cánh diều 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 CÁNH DIỀU  

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIỚI THIỆU VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

BÀI 1: GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).

  • Nêu được ví dụ để thấy một hệ thống AI có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,…

  • Biết được một số lĩnh vực nghiên cứu của AI.

2. Năng lực 

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).

  • Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI.

3. Phẩm chất

  • Hình thành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong tin học.

  • Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

  • GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh Diều, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.

  • HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh Diều, vở ghi, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau.

b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 5: 

1) Theo em, máy tính làm được những việc gì tốt hơn con người?

2) Em hãy cho ví dụ một việc mà máy tính chưa làm tốt hơn con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS vận dụng kiến thức về AI trong thực tiễn để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.5 SGK:

Gợi ý trả lời:  

1. Máy tính có một số ưu điểm so với con người trong một số lĩnh vực cụ thể, bao gồm:

- Tính toán nhanh chóng và chính xác: Máy tính có thể thực hiện các phép tính phức tạp và tính toán số liệu một cách nhanh chóng và chính xác hơn so với con người.

- Xử lý dữ liệu lớn: Máy tính có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả hơn con người, giúp phân tích và đưa ra những kết quả quan trọng từ các dữ liệu phức tạp.

- Khả năng lưu trữ và truy xuất thông tin: Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin và truy xuất thông tin đó một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn con người.

- Không cần nghỉ ngơi và không gặp vấn đề về sức khỏe: Máy tính có thể hoạt động 24/7 mà không cần nghỉ ngơi và không gặp vấn đề về sức khỏe như con người.

2. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực của sáng tạo và nghệ thuật. Mặc dù máy tính có thể được lập trình để tạo ra hình ảnh, âm nhạc, hoặc văn bản dựa trên một số thuật toán và dữ liệu đầu vào, nhưng chúng thường thiếu sự sáng tạo và cảm nhận mỹ thuật mà con người có.

Ví dụ, một bức tranh được vẽ bằng tay bởi một nghệ sĩ thường chứa đựng nhiều cảm xúc, ý tưởng, và kỹ năng mà máy tính không thể hiện được. Cũng như việc sáng tác âm nhạc, điều này thường đòi hỏi sự sáng tạo, cảm xúc, và khả năng biểu diễn tinh tế mà máy tính hiện tại vẫn chưa thể đạt được.

HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu một hành trình khám phá thế giới của Trí tuệ Nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo, hay AI, không chỉ là một chủ đề được nhắc đến nhiều trong thế giới công nghệ hiện đại, mà còn là một lĩnh vực đầy tiềm năng và quan trọng bậc nhất. Qua việc khám phá định nghĩa và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ được thấy được sự đa dạng và phong phú của AI, từ những ứng dụng hàng ngày đến những cải tiến sáng tạo và triển vọng trong tương lai. Để thực hiện điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo. 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm Trí tuệ nhân tạo.

a) Mục tiêu: HS giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung HĐKP trong mục 1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI); Thực hiện và trả lời được các câu hỏi trong SGK – tr.5.

c) Sản phẩm: Khái niệm và một số khả năng của AI.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu Câu hỏi đầu mục để HS dùng kiến thức thực tế của bản thân trả lời.

Theo em, máy tính làm được những gì thì ta nói máy tính có trí tuệ?

NV1: Tìm hiểu trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo.

- GV cho HS đọc – nghiên cứu thông tin trong phần a, mục 1 SGK.tr.5 để trả lời câu hỏi:

+ Hãy trình bày sự khác biệt giữa Trí tuệ con người và Trí tuệ nhân tạo.

+ AI là gì?

+ Trình bày mô hình “Turing Test”.

NV2: Tìm hiểu về sự phát triển của AI

- HS thực hiện đọc – hiểu thông tin trong phần b, mục 1 (SGK-tr.6-7) để tìm hiểu về lược sử ra đời của AI.

+ GV đặt câu hỏi:

• Thuật ngữ AI được bắt đầu sử dụng ở đâu và vào năm bao nhiêu?

• AI mạnh là gì? Cho ví dụ.

• AI hẹp là gì? Cho ví dụ.

- GV trình chiếu Hình 2. Người máy thông minh Xoxe và yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về Xoxe trong SGK.tr.6

+ GV đặt câu hỏi mở rộng cho HS suy nghĩ trả lời: Nếu với sự phát triển vượt bậc của Trí tuệ nhân tạo như việc có thể tạo ra người máy Xoxe, thì trong tương lai người máy có thể thay thế hoàn toàn con người không?

NV3: Tìm hiểu một số đặc trưng của AI

- GV cho HS thảo luận theo từng bàn, đọc và tìm hiểu các đặc trưng của Trí tuệ nhân tạo AI theo thông tin trong phần c, mục 1 SGK-tr.7

- GV cho HS thực hiện Phiếu bài tập: Hãy sắp xếp các ví dụ sau theo từng đặc trưng của AI.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr. 5 – 7. thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ. 

- GV quan sát và hướng dẫn, gợi ý HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- Đại diện các nhóm HS trả lời, đưa ra chính kiến của nhóm.

+ Hướng dẫn trả lời câu hỏi đầu mục

Khi máy tính có khả năng thực hiện các tác vụ thông minh và phức tạp mà trước đây chỉ con người mới có thể thực hiện được, chúng ta thường nói máy tính có trí tuệ.

+ Hướng dẫn trả lời câu hỏi mở rộng:

Có nhiều luồng ý kiến, quan điểm cho câu hỏi này:

Quan điểm 1: Một số người tin rằng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và tạo ra Xoxe, người máy có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ mà con người thực hiện, giảm bớt gánh nặng công việc và tăng cường hiệu suất lao động. Trong một số lĩnh vực cụ thể như sản xuất, y tế và dịch vụ, người máy có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn và an toàn hơn.

Quan điểm 2: Mặc dù người máy có thể thực hiện một số tác vụ với hiệu suất cao, nhưng nhiều người vẫn tin rằng có những khía cạnh của con người mà máy tính không thể thay thế, như sáng tạo, cảm xúc, và khả năng thích ứng linh hoạt với các tình huống phức tạp.

Quan điểm 3: trong một số lĩnh vực cụ thể, người máy có thể thực hiện công việc tốt hơn con người, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ và giám sát của con người trong các nhiệm vụ quan trọng hoặc tình huống không định hình trước được.

+ Hướng dẫn Phiếu học tập:

Ví dụ 1: Khả năng học.

Ví dụ 2: Khả năng suy luận.

Ví dụ 3: Khả năng giải quyết vấn đề.

Ví dụ 4: Khả năng hiểu ngôn ngữ.

Ví dụ 5: Khả năng nhận thức môi trường xung quanh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung kiến thức.

1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo

a) Trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo

- Con người có trí tuệ được thể hiện qua khả năng tư duy, suy luận, và giải quyết vấn đề, cũng như khả năng học hỏi và kiểm soát cảm xúc. Máy tính có khả năng xử lý dữ liệu lớn nhanh chóng và chính xác. 

Khái niệm trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo – AI (Artificial Intelligence) là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ con người.

Mô hình Turing Test

A person sitting at a desk with a computer

Description automatically generated

Hình 1. Mô hình bài kiểm tra “Turing Test”

- Mô hình bài kiểm tra được minh hoạ trong Hình 1, bao gồm: Người thẩm vấn C; chương trình A và người B (đều trong phòng kín).

- Nếu sau một số câu hỏi, người thẩm vấn C không thể phân biệt được là người hay máy trả lời, thì hệ thống A được xem là có trí tuệ.

b) Vài nét về sự phát triển của AI

- Thuật ngữ AI bắt đầu được sử dụng ở hội thảo Đại học Dartmouth (Mỹ) năm 1956.

- AI mạnh (hay AI rộng) là hướng nghiên cứu nhằm mục đích tạo ra hệ thống AI có khả năng như con người trong suy luận, lập kế hoạch và có trí thông minh để giải quyết bất kỳ loại vấn đề phức tạp nào.

 + Ví dụ: ChatGPT là một AI rộng, có khả năng học, tạo ra văn bản, xử lí vấn đề,…

A hand reaching out to the left of a logo

Description automatically generated

- AI yếu (hay AI hẹp) là loại AI đặt ra mục tiêu nhỏ hơn, để hướng tới một số ứng dụng cụ thể và để hoạt động hiệu quả cần có sự tham gia của con người.

+ Ví dụ: MYCIN – hệ thống chuyên gia trong lĩnh vực y tế.

A book cover with text

Description automatically generated

Người máy thông minh Xoxe:

A person with blonde hair

Description automatically generated

- Là sản phẩm của công ty AILiffe ở Mỹ.

- Có thể giao tiếp được hơn 120 thứ tiếng, khả năng nhận dạng khuôn mặt, cảm xúc, đoán độ tuổi và nhận biết ngôn ngữ cơ thể,….

c) Một số đặc trưng của AI

- Khả năng học: Hệ thống AI học từ dữ liệu đầu vào, tìm ra các tính chất, quy luật và rút ra được tri thức.

- Khả năng hiểu ngôn ngữ: Hệ thông AI có các mô hình ngôn ngữ giúp máy tính giao tiếp được với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên, nhận câu hỏi và trả lời được bằng văn bản hay tiếng nói.

- Khả năng suy luận: Hệ thống AI vận dụng các quy tắc lôgic và tri thức đã tích lũy để đưa ra kết luận.

- Khả năng nhận thức được môi trường xung quanh: Hệ thống AI nhận dữ liệu đầu vào từ các cảm biến, xử lý dữ liệu, rút ra thông tin và hiểu biết môi trường xung quanh để có hành vi phù hợp.

- Khả năng giải quyết vấn đề: Hệ thống AI có các kỹ thuật, phương pháp phân tích dữ liệu từ đó trích xuất được tri thức, đề xuất cách giải quyết vấn đề và ra quyết định tối ưu.

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 CÁNH DIỀU 

CHỦ ĐỀ B: MÁY TÍNH VÀ INTERNET KẾT NỐI MẠNG

BÀI 1: CƠ SỞ VỀ MẠNG MÁY TÍNH

1. Một số khái niệm mở đầu

- Mạng máy tính là gì?

- Các thiết bị số trong mạng có thể kết nối với nhau như thế nào?

- Cáp mạng là gì? Cáp quang là gì?

- Tại sao các thiết bị số trong một mạng máy tính cần đặt trong một phạm vi địa lí nhất định?

- Thiết bị đầu cuối là gì? Bao gồm những bộ phận nào?

- Trong mạng Internet vạn vật có những thiết bị số nào?

- Bộ giao tiếp mạng là gì? Kể tên một số loại bộ giao tiếp mạng được dụng hiện nay? Nêu tác dụng?

- Tại sao mỗi bộ giao tiếp mạng cần được gán một địa chỉ MAC?

2. Mạng cục bộ

a. Mạng LAN

- Mạng LAN là gì? Nêu tác dụng của mạng LAN?

- Nêu các thành phần chính của mạng LAN?

- Switch là gì? 

- Nêu chức năng và cách hoạt động của Switch?

- Nêu vai trò của switch?

b. Mạng WLAN

- Mạng WLAN là gì? Nêu tác dụng của mạng WLAN?

- Nêu đặc điểm của các thiết bị trong mạng WLAN?

- Nêu các thành phần chính của mạng WLAN?

- Access Point là gì?

- Nêu chức năng và cách hoạt động của Access?

3. Mạng diện rộng và Internet

- Mạng diện rộng là gì?

- Internet là gì?

- Trình bày sơ đồ kết nối các mạng LAN để truy cập Internet?

- Router là gì? Nêu chức năng chính của Router?

- Modem là gì? 

- ISP là gì?

4. Vận dụng

Câu 1. Hãy liệt kê các loại mạng có quy mô từ nhỏ tới lớn?

Câu 2. Hãy mô tả những chức năng của Access Point, Switch, Router, Modem trong mạng máy tính?

Câu 3.Em hãy tìm hiểu một số thiết bị Access Point của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam?

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 CÁNH DIỀU 

Bộ trắc nghiệm Tin học ứng dụng 12 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

(18 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Thuật ngữ AI bắt đầu được sử dụng tại đâu và từ khi nào?

A. Tại hội thảo ở Đại học Dartmouth (Mỹ) vào năm 1955.                  

B. Tại hội thảo ở Đại học Stanford (Mỹ) vào năm 1956.            

C. Tại hội thảo ở Đại học Harvard (Mỹ) vào năm 1950.             

D. Tại hội thảo ở Đại học Dartmouth (Mỹ) vào năm 1956.

Câu 2: MYCIN là hệ chuyên gia trong lĩnh vực nào?

A. Y tế.

B. Giáo dục.

C. Nghiên cứu khoa học.

D. Kinh doanh.

Câu 3: Phần mềm máy tính nào của Google đã đánh bại nhà vô địch cờ vây Lee Sedol vào năm 2016?

A. AlphaZero.

B. Stockfish.

C. AlphaGo.

D. Jamboard.

Câu 4: Phương án nào sau đây là ứng dụng của AI trong lĩnh vực giao thông vận tải?

A. Tối ưu hoá quá trình sản xuất.

B. Chẩn đoán bệnh.

C. Phân tích dữ liệu khoa học.

D. Điều khiển xe ô tô tự lái.

Câu 5: Phương án nào sau đây là ví dụ về AI tạo sinh trong sáng tác nhạc?

A. DALL-E.

B. Mubert.

C. ChatGPT.

D. Midjourney.

Câu 6: Sản phẩm người máy nào của công ty AILife ở Mỹ có khả năng nghe và nhìn, nhận biết môi trường xung quanh, hiểu ngôn ngữ tự nhiên và có khả năng học?

A. Mika.

B. Xoxe.

C. Asimo.

D. Nadine.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu nào của AI có khả năng phân tích và nhận dạng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài?

A. Thị giác máy tính.

B. AI tạo sinh.

C. Học máy.

D. Xử lí ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 2: AI không có đặc trưng nào sau đây?

A. Khả năng hiểu ngôn ngữ.

B. Khả năng nhận thức được môi trường xung quanh.

C. Khả năng rút kinh nghiệm từ những sai lầm.

D. Khả năng giải quyết vấn đề.

------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 CÁNH DIỀU 

SỞ GD & ĐT …………………..

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG 12 - CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số




 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phương án nào sau đây không phải là một phương thức giao tiếp qua không gian mạng?

A. Thực hiện cuộc gọi FaceTime.

B. Nhắn tin trên Instagram.

C. Giao tiếp với trợ lí ảo (chatbot).

D. Học nhóm tại nhà bạn.

Câu 2. Khai báo nào sau đây được dùng để tạo “Nội dung” in đậm khi hiển thị trên cửa sổ màn hình trình duyệt web?

A. <mark>Nội dung</mark>.

B. <h1>Nội dung</h1>.

C. <strong>Nội dung</strong>.

D. <em>Nội dung</em>.

Câu 3. Phần mềm máy tính nào của Google đã đánh bại nhà vô địch cờ vây Lee Sedol vào năm 2016?

A. AlphaZero.

B. AlphaGo.

C. Jamboard.

D. Stockfish.

Câu 4. Lĩnh vực nghiên cứu nào của AI có khả năng phân tích và nhận dạng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài?

A. Thị giác máy tính.

B. AI tạo sinh.

C. Học máy.

D. Xử lí ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 5. Phần tử HTML nào sau đây sử dụng thẻ đóng để kết thúc khai báo?

A. input.

B. audio.

C. meta.

D. img.

Câu 6. Lĩnh vực nào sau đây ứng dụng AI để phân tích hành vi giúp hiểu và dự đoán hành vi, phát hiện các giao dịch đáng ngờ, có dấu hiệu lừa đảo, gian lận hay tống tiền,…?

A. Tự động hoá.

B. Dịch vụ khách hàng.

C. Giáo dục và đào tạo.

D. Tài chính ngân hàng.

Câu 7. Switch có chức năng gì?

A. Dùng để kết nối và chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị trong cùng một mạng LAN.

B. Dùng để cung cấp kết nối không dây cho các thiết bị trong một mạng cục bộ.

C. Dùng để chuyển tiếp dữ liệu giữa các mạng LAN khác nhau và xác định đường đi đúng để đưa gói tin đến được địa chỉ đích.

D. Dùng để biến đổi các tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại.

Câu 8. Địa chỉ IPv6 gồm bao nhiêu bit?

A. 64 bit.

B. 16 bit.

C. 128 bit.

D. 32 bit.

Câu 9. Phần tử HTML nào sau đây được sử dụng để khai báo tạo đoạn văn bản trên trang web?

A. p.

B. a.

C. b.

D. i.

Câu 10. Khả năng suy luận của AI được thể hiện như thế nào?

A. Hệ thống AI có các kĩ thuật, phương pháp phân tích dữ liệu từ đó trích xuất được tri thức, đề xuất cách giải quyết vấn đề và ra quyết định tối ưu để đạt được mục tiêu đặt ra.

B. Hệ thống AI vận dụng các quy tắc logic và tri thức đã tích luỹ để đưa ra kết luận dựa trên các thông tin đang có.

C. Hệ thống AI nhận dữ liệu đầu vào từ các cảm biến, xử lí dữ liệu, rút ra thông tin và hiểu biết môi trường xung quanh để có hành vi phù hợp.

D. Hệ thống AI học từ dữ liệu đầu vào, tìm ra được các tính chất và quy luật tiềm ẩn trong dữ liệu, rút ra được tri thức để thực hiện công việc tốt hơn trước.

Câu 11. Tập hợp quy tắc suy diễn của hệ chuyên gia MYCIN được biểu dưới dạng 

A. IF … ELSE …

B. IF … THEN …

C. WHILE … IN …

D. FOR … THEN …

Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Giao tiếp qua không gian mạng đặc biệt hữu ích khi tổ chức các buổi họp trực tuyến với số lượng người tham gia rất lớn, ở nhiều địa điểm cách xa nhau.

B. Giao tiếp qua email, nhắn tin trên Facebook, Zalo,… là giao tiếp không đồng bộ.

C. Hầu hết giao tiếp qua không gian mạng là đồng bộ.

D. Giao tiếp qua không gian mạng tiềm ẩn một số rủi ro như có thể bị lộ hoặc mất thông tin cá nhân, bị mất kết nối,…

Câu 13. Giao thức TCP có chức năng gì?

A. Định tuyến và định danh các gói tin để có thể chuyển tiếp các gói tin qua các mạng đến đúng địa chỉ máy nhận.

B. Truyền tải tệp giữa các máy tính.

C. Truyền tải dữ liệu các trang web.

D. Đảm bảo việc truyền dữ liệu ổn định và đúng thứ tự giữa các ứng dụng trên mạng.

-----------Còn tiếp-----------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 12 Tin học ứng dụng Cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint

  • 15/08 bàn giao 1 số bài đầu - 30/08 sẽ có đủ 1/2 kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 950k

=> Chỉ gửi trước 250k. Phần còn lại gửi dần khi nhận giáo án. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word: 1/2 kì I
  • Mẫu đề thi với ma trận, thang điểm, lời giải chi tiết
  • 5 - 7 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ tin học 12 tin học ứng dụng cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint tin học ứng dụng 12 cánh diều, soạn Tin học 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Tin học THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay