Phiếu học tập Vật lí 10 cánh diều Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm
Dưới đây là phiếu học tập Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm môn Vật lí 10 sách Cánh diều. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÀI 2. ĐỘNG LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG VA CHẠM
Bài 1. Hiện tượng nào sau đây là va chạm mềm?
a. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra
b. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
c. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.
d. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 2. Hiện tượng nào sau đây là va chạm đàn hồi?
a. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông
b. Bắn một đầu đạn vào một bị cát.
c. Bắn một viên bi-a vào một viên bi-a khác.
d. Ném một cục đất sét vào tường.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 3. Đại lượng vật lí nào sau đây sẽ bảo toàn trong va chạm đàn hồi và không bảo toàn trong va chạm mềm?
a. Động lượng.
b. Động năng.
c. Vận tốc.
d. Gia tốc.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP 2
Bài 1. Phát biểu nào sau đây là đúng về va chạm?
a. Va chạm đàn hồi chỉ được bảo toàn động năng, không bảo toàn động lượng.
b. Mọi loại va chạm đều bảo toàn tổng động lượng.
c. Va chạm mềm bảo toàn cả động lượng và động năng.
d. Va chạm đàn hồi chỉ bảo toàn động lượng, không bảo toàn động năng.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 2. Bắn một viên đạn khối lượng m vào một mẩu gỗ có khối lượng M đặt trên mặt nằm ngang nhẵn. Đạn mắc vào gỗ và cùng chuyển động với vận tốc V. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản của môi trường. Biểu thức xác định vận tốc của đạn lúc bắn là?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bài 3. Trên mặt phẳng nằm ngang, một hòn bi sắt có khối lượng m1 chuyển động sang phải với tốc độ là v1 tới va chạm đàn hồi với một hòn bi thủy tinh có khối lượng m2 đang chuyển động sang trái với tốc độ là v2. Sau va chạm, hòn bi sắt đứng yên. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Vận tốc của hòn bi thủy tinh sau va chạm là?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm (3 tiết)