Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều Bài 3: Em nhận biết khó khăn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Em nhận biết khó khăn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án đạo đức 5 cánh diều

CHỦ ĐỀ: VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

BÀI 3: EM NHẬN BIẾT KHÓ KHĂN

(15 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Trong câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó” bạn Thảo đã vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống như thế nào?

  1. Dù phải làm rất nhiều việc nhà nhưng Thảo vẫn tranh thủ để học và ôn bài.
  2. Luôn phụ giúp bố mẹ làm việc đồng áng.
  3. Nhờ bạn bè đến nhà làm hộ bài tập.
  4. Tranh thủ những lức rảnh rỗi, Thảo đi dạy kèm cho các bạn.

 

Câu 2: Trong câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”, sự vượt khó đã mang lại điều gì cho Thảo?

  1. Chiến thắng được sự tự ti,
  2. Mang lại sự tự tin, hồn nhiên của các bạn nhỏ.
  3. Sự u buồn, rầu não vì học tập.
  4. Đạt thành tích học sinh giỏi và được nhiều người ngưỡng mộ.

 

Câu 3: Vượt qua khó khăn giúp chúng ta:

  1. Biết yêu thương mọi người.
  2. Biết quý trọng công sức của mình và người khác.
  3. Biết trân quý tình bạn.
  4. Biết kiến thức là con đường vô tận.

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải ý nghĩa vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

  1. Giúp bản thân tiến bộ hơn.
  2. Giúp rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại.
  3. Khiến cho bản thân mệt mỏi và dễ chán nản.
  4. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

 

Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến hậu quả của việc không vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  1. Sợ hãi, nản chí, không muốn hành động.
  2. Không tin vào khả năng của bản thân.
  3. Không có sự cầu tiến.
  4. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.

 

Câu 3: Vì sao phải vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?

  1. Vì nó giúp mọi người có tính đoàn kết hơn.
  2. Vì nó giúp bản thân tiến bộ hơn.
  3. Vì nó giúp xã hội không phân biệt giàu nghèo.
  4. Vì nó giúp người với người gần nhau hơn.

 

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Thảo trong câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”?

  1. Là học sinh vượt khó, học giỏi tiêu biểu.
  2. Là người lười nhác việc nhà.
  3. Có tính hồn nhiên.
  4. Được mọi người ngưỡng mộ và cảm phục.

Câu 5: Ý nào dưới đây nói sai về vượt khó trong học tập và cuộc sống?

  1. Giúp chúng ta biết quý trọng công sức của mình và người khác.
  2. Làm bất cứ việc gì cũng cần vượt khó thì mới thành công.
  3. Chỉ con nhà nghèo mới cần vượt khó vươn lên.
  4. Là một đức tính, phẩm chất tốt mà ai cũng cần rèn luyện.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây không phải lí do cần tôn trọng sự khác biệt của người khác?

  1. Thể hiện sự nhân văn của bản thân, cộng đồng.
  2. Nhận được sự biết ơn của mọi người.  
  3. Chấp nhận sự đa dạng, phong phú trong cuộc sống.
  4. Tạo nên sự đặc sắc đối với mỗi cá nhân.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự vượt khó trong học tâp và cuộc sống?

  1. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  2. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
  3. Trách mình trước, trách người sau.
  4. Tốt danh hơn lành áo.

 

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về vượt khó trong học tập và cuộc sống?

=> Giáo án Đạo đức 5 cánh diều Bài 3: Em nhận biết khó khăn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay