Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về số oxi hóa trong hợp chất?

  1. Số oxi hóa của Al luôn là +3, của F luôn là –1
  2. Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride kim loại NaH, CaH2, …)
  3. Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1, của kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, …) luôn là +2
  4. Số oxi hóa của O luôn là –2

Câu 2: Số oxi hóa của Mn trong các phân tử MnO2, KMnO4, K2MnO4 lần lượt là

  1. +4, +7, +6
  2. +2, +5, +6
  3. −4, +7, +6
  4. +2, +4, +3

Câu 3: Số oxi hóa của nguyên tử N trong các ion NH4+, NO3, NO2 lần lượt là

  1. −3, +5, +3
  2. −3, +3, + 5
  3. +5, −2, +3
  4. +5, +3, +2

Câu 4: Phát biểu sai là

  1. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử
  2. Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử
  3. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron
  4. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. CaCO3CaO + CO2.
  2. BaCl2+ Na2SO4→ BaSO4↓+ 2NaCl.
  3. 4Al + 3O22Al2O3.
  4. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Câu 6: Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2

  1. là chất oxi hóa.
  2. là chất khử.
  3. không là chất oxi hóa, không là chất khử
  4. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 7: Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4. Khẳng định đúng là

  1. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+
  2. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe
  3. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe2+
  4. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu

Câu 8: Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng dưới đây:

K2Cr2O7 + HCl ⟶ Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O

  1. 5
  2. 10
  3. 14
  4. 16

Câu 9: Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO↑ + H2O. Tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên là

  1. 11
  2. 5
  3. 15
  4. 18

Câu 10: Cho phương trình hóa học: aZn + bH2SO4 (đặc) cZnSO4 + dH2S + fH2O. Giá trị của b trong phương trình hóa học trên là

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 2

Câu 11: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử

  1. NaOH + HCl → NaCl + H2O
  2. FeO + H2SO4→ FeSO4+ H2O
  3. NH3+ HCl → NH4Cl
  4. 4NH3+ 3O2 → 2N2 + 6H2O

Câu 12: Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):

  1. a) SO2+ C → CO2+ S
  2. b) 2SO2+ O2→ 2SO3
  3. c) SO2+ 2NaOH → Na2SO3+ H2O
  4. d) SO2+ H2S → S + H2O
  5. e) SO2+ Br2+ H2O → H2SO4 + HBr

Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 13: Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản ứng oxi hóa - khử?

  1. Phản ứng phân hủy
  2. Phản ứng trao đổi
  3. Phản ứng hóa hợp
  4. Phản ứng thế

Câu 14: Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là

  1. 3 và 12
  2. 3 và 18
  3. 3 và 22
  4. 3 và 10

Câu 15: Tổng hệ số cân bằng (hệ số tối giản) của phản ứng: FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 là?

  1. 23
  2. 24
  3. 25
  4. 26

Câu 16: Cho phương trình hóa học 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Cho các phát biểu sau

(1)Chất khử là Cu, chất oxi hóa là HNO3

(2) Quá trình khử là Cu

(3) Số phân tử HNO3 bị khử là 2

(4) Các số nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa là Cu, H, N

Số phát biểu đúng là :

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 2

Câu 17: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là :

  1. +1 và +1
  2. –4 và +6    
  3. –3 và +5    
  4. –3 và +6

Câu 18: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là :

  1. 0,5
  2. 1,5
  3. 3,0    
  4. 4,5

Câu 19: Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là :

Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

  1. 55    
  2. 20    
  3. 25    
  4. 50

Câu 20: Cho phản ứng: 4HNO3đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là :

  1. chất oxi hóa    
  2. axit
  3. môi trường    
  4. chất oxi hóa và môi trường

Câu 21: Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử?

  1. C + 2H2CH4 
  2. 3C + 4Al Al4C3
  3. 3C + CaO CaC2+ CO
  4. C + CO22CO

Câu 22: Copper (II) sulfate được sử dụng làm nguyên liệu trong phân bón, làm thuốc kháng nấm. Ngoài ra, còn dùng để diệt rêu – tảo trong bể bơi,... Copper (II) sulfate được sản xuất chủ yếu sử dụng từ nguồn nguyên liệu tái chế. Phế liệu được tinh chế cùng kim loại nóng chảy được đổ vào nước để tạo thành những mảnh xốp. Hỗn hợp này được hoà tan trong dung dịch sulfuric acid loãng trong không khí theo phương trình: Cu + O2 + H2SO4  →  CuSO4 + H2O (1).

Ngoài ra, copper (II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với dung dịch sunfuric acid đặc, nóng:

Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O (2). Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  1. Cách thứ 1 ít làm ô nhiễm môi trường hơn cách thứ 2
  2. Tổng hệ số cân bằng của 1 và 2 là 16
  3. Với cùng một lượng đồng phế liệu sử dụng cách thứ (1) điều chế được nhiều CuSO4hơn cách thứ 2
  4. Cả hai phương trình có cùng chất khử nhưng chất oxi hóa khác nhau

Câu 23: Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4), thu được 3,02 g manganese (II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4. Tinh số gam iodine (I2) tạo thành.

  1. 13,7g
  2. 14,7g
  3. 15,7g
  4. 12,7g

Câu 24: Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4), thu được 3,02 g manganese (II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4. Tính khối lượng potassium iodide (KI) đã tham gia phản ứng.

  1. 16,6 g
  2. 17,6 g
  3. 15,6 g
  4. 14,6 g

Câu 25: Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid. Xét phản ứng đốt cháy:

FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2

Tính thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở điều kiện chuẩn) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,4 tấn FeS2 trong quặng pyrite

  1. 6 492 619 L
  2. 5 492 619 L
  3. 6 892 619 L
  4. 6 502 619 L

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay