Kênh giáo viên » Hóa học 10 » Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm soạn theo bài, bám sát kiến thức trọng tâm trong từng bài học. Thông qua bộ câu hỏi, học sinh thỏa sức củng cố và ôn luyện kiến thức với các cấp độ câu hỏi khó dễ khác nhau, làm quen và sẵn sàng cho kì thi THPT sắp tới. Thầy, cô hãy kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

BÀI 2. THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

 

Câu hỏi 1: Tia âm cực là gì?

Trả lời: Là dòng các electron phát ra từ cực âm của ống phóng điện khi có dòng điện chạy qua.

 

Câu hỏi 2: J.J. Thomson đã chứng minh điều gì về tia âm cực?

Trả lời: Dòng các hạt mang điện tích âm, có khối lượng rất nhỏ và được gọi là electron.

 

Câu hỏi 3: Thí nghiệm của J.J. Thomson có ý nghĩa gì?

Trả lời: Chứng minh sự tồn tại của electron và mở ra một chương mới trong nghiên cứu cấu tạo nguyên tử.

 

Câu hỏi 4: Tại sao electron lại mang điện tích âm?

Trả lời: Vì electron bị hút về cực dương trong ống phóng điện.

 

Câu hỏi 5: Thí nghiệm của Rutherford nhằm mục đích gì?

Trả lời: Rutherford muốn tìm hiểu về cấu tạo bên trong nguyên tử.

 

Câu hỏi 6: Thí nghiệm của Rutherford sử dụng hạt gì bắn phá lá vàng?

Trả lời: Hạt alpha.

 

Câu hỏi 7: Kết quả thí nghiệm của Rutherford cho thấy điều gì?

Trả lời: Hầu hết các hạt alpha xuyên qua lá vàng, một số bị lệch hướng và một số rất ít bị bật ngược trở lại.

 

Câu hỏi 8: Từ kết quả thí nghiệm, Rutherford rút ra kết luận gì về cấu tạo nguyên tử?

Trả lời: Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần lớn khối lượng và điện tích dương tập trung ở một vùng rất nhỏ gọi là hạt nhân, còn electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

 

Câu hỏi 9: Ai là người phát hiện ra neutron?

Trả lời: James Chadwick.

 

Câu hỏi 10: Làm sao để tìm số neutron trong hạt nhân?

Trả lời: Số neutron (N) = Số khối (A) - Số proton (Z).

 

Câu hỏi 11: Nguyên tử gồm mấy loại hạt cơ bản?

Trả lời: 3 loại.

 

Câu hỏi 12: Kể tên các hạt cơ bản của nguyên tử?

Trả lời: Proton, neutron, electron.

 

Câu hỏi 13: Có những hạt nào mang điện trong số các hạt cơ bản của nguyên tử?

Trả lời: Proton và electron.

 

Câu hỏi 14: Hạt nào không mang điện?

Trả lời: Neutron.

 

Câu hỏi 15: Hạt nào mang điện tích dương?

Trả lời: Proton.

 

Câu hỏi 16: Hạt electron mang điện tích gì?

Trả lời: Mang điện tích âm.

 

Câu hỏi 17: Hạt nhân nguyên tử gồm những hạt nào?

Trả lời: Proton và neutron.

 

Câu hỏi 18: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 58, số khối A < 40. Số proton của nguyên tử X là bao nhiêu?

Trả lời: 19

 

Câu hỏi 19: Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là bao nhiêu?

Trả lời: 56.

 

Câu hỏi 20: Cho nguyên tử nguyên tố R có 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố R là gì?

Trả lời: Fe – Sắt

 

Câu hỏi 21: Tổng số các hạt trong nguyên tử của nguyên tố A là 114. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của A là?

Trả lời: 79.

 

Câu hỏi 22: Một nguyên tố X có số khối là 39, số proton là 19. Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là?

Trả lời:BÀI 2. THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

 

Câu hỏi 23: Cho số hiệu nguyên tử của Ar là 18, số khối là 40. Số neutron là bao nhiêu?

Trả lời:22

 

Câu hỏi 24:  Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X?

Trả lời: 23

 

Câu hỏi 25: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là?

Trả lời: Ca, Fe

Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Từ khóa: trắc nghiệm trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo, câu hỏi trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo, bộ trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay