Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập Chương 5: Năng lượng hoá học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5: Năng lượng hoá học. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC

Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

  1. Phản ứng nhiệt phân thuốc tím (KMnO4).
  2. Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3.
  3. Phản ứng đốt cháy cồn (ethanol).
  4. Phản ứng nung NH4Cl(s)tạo ra NH3(g)và HCl(g).

Câu 2: Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do

  1. Xảy ra phản ứng thu nhiệt.
  2. Xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.
  3. Xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
  4. Có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.

Câu 3: Cho những phát biểu sau:

(a) Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt.

(b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.

(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

(e) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.

(g) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 4: Cho các phát biểu nào sau

(a) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.

(b) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.

(c) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt.

(d) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng toả nhiệt.

(e) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 5: Những phát biểu nào sau đây đúng?

(a). Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.

(b) Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

  1. (a) và (c)
  2. (b) và (d)
  3. (a), (b), (d)
  4. (b), (c), (d)

Câu 6: Làm các thí nghiệm tương tự nhau: Cho 0,05 mol mỗi kim loại Mg, Zn, Fe vào ba bình đựng 100 mL dung dịch CuSO4 0,5 M. Nhiệt độ tăng lên cao nhất ở mỗi bình lần lượt là ∆T1,  ∆T2,  ∆T3. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng?

  1. ∆T1< ∆T2< ∆T3.         
  2. ∆T3< ∆T1 <  ∆T2
  3. ∆T2< ∆T3< ∆T1.         
  4. ∆T3< ∆T2< ∆T1

Câu 7: Cho những phát biểu sau:

(a) Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt.

(b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.

(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

(e) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.

(g) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 8: Cho các phát biểu nào sau

(a) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.

(b) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.

(c) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt.

(d) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng toả nhiệt.

(e) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 9: Biết rằng ở điều kiện chuẩn, 1 mol enthanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là 1,37 × 103 kJ. Nếu đốt cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol, năng được được giải phóng ra dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là

  1. 0,450 kJ.               
  2. 2,25 × 103kJ.
  3. 4,50 × 102kJ.       
  4. 1,37 × 103kJ.

Câu 10: Phản ứng đốt cháy ethanol:

C2H5OH(l) + 3O2(g)  2CO2(g) + 3H2O (g)

Đốt cháy hoàn toàn 5 g ethanol, nhiệt toả ra làm nóng chảy 447 g nước đá ở 0°C. Biết 1g nước đá nóng chảy hấp thụ nhiệt lượng 333,5 J, biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy ethanol là

  1. -1371kJ/mol.       
  2. -954 kJ/mol.     
  3. - 149 kJ/mol.     
  4. +149 kJ/mol.

Câu 11: Điều chế NH3 từ N2 (g) và H2 (g) làm nguồn chất tải nhiệt, nguồn để điều chế nitric acid và sản xuất phân urea. Tính enthalpy tạo thành của phản ứng  tạo thành NHbiết khi sử dụng 7 g khí N2 sinh ra 22,95 kJ nhiệt

  1. -91,8 kJ
  2. -23,4 kJ
  3. 93,3 kJ
  4. 83,2 kJ 

Câu 12: Phản ứng giữa khí nitrogen và oxygen chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao (3000 °C) hoặc nhờ tia lửa điện:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

Bằng kiến thức về năng lượng liên kết trong phân tử các chất, hãy giải thích vì sao phản ứng trên khó xảy ra

  1. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất âm và sản phẩm rất dương nên phản ứng khó xảy ra..
  2. do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng bằn với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra..
  3. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất nhỏ  so với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra..
  4. Do năng lượng liên kết trong các phân tử các chất phản ứng rất lớn (so với sản phẩm nên phản ứng khó xảy ra.

Câu 13: Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO và H2O

CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq)          ∆H = -105 kJ.

Cần cho m gam CaO vào 250g H2O để nâng nhiệt độ từ 20°C lên 80°C. Giá trị của m là

  1. 38,06 (g).
  2. 33,6 (g).
  3. 34,02 (g).
  4. 37,22 (g).

Câu 14: Nhiệt toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí methane (CH4) là bao nhiêu, biết nhiệt tạo thành của các chất như sau: 

Chất

CH4 (k)

CO2 (k)

H2O (k)

fH (kJ/mol)

-75

- 392

- 286

  1. -666,75.103(kJ).
  2. -658,77.103(kJ).
  3. -666,75.10-3(kJ).
  4. -658,77.10-3(kJ)

Câu 15:  Cho 1,5 g bột Mg (dư) vào 100 mL dung dịch HCl 1 M, sau khi phản ứng hoàn toàn, nhiệt độ dung dịch tăng lên 8,3°C. Biết nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/g.K, nhiệt lượng của phản ứng là

  1. 69,72 kJ.
  2. 63,31 kJ.
  3. 83,72 kJ.
  4. 79,69 Kj

Câu 16:  Lactic acid hay acid sữa là hợp chất hoá học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hoá, lần đầu tiên được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hoá học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Lactic acid có công thức phân tử C3H6O3, công thức cấu tạo CH3—CH(OH)—COOH.

Khi vận động mạnh cơ thể không đủ cung cấp oxygen, thì cơ thể sẽ chuyển hóa glucose thành lactic acid từ các tế bảo để cung cấp năng lượng cho cơ thể (lactic acid tạo thành từ quá trình này sẽ gây mỏi cơ) theo phương trình sau:

C6H12O6 (aq) → 2C3H6O3 (aq)  = - 150 kJ

Biết rằng cơ thể chỉ cung cấp 98 % năng lượng nhờ oxygen, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyển hóa glucose thành lactic acid.

Giả sử một người chạy bộ trong một thời gian tiêu tốn 300 kcal. Tính khối lượng lactic acid tạo ra từ quá trình chuyển hoá đó (biết 1 cal = 4,184 J). 

  1. 26,81 g
  2. 15,72 g
  3. 30,15 g
  4. 42,71 g

Câu 17: Chloromethane (CH3CI), còn được gọi là methyl chloride, Refrigerant – 40 hoặc HCC 40. CH3Cl từng được sử dụng rộng rãi như một chất làm lạnh. Hợp chất khí này rất dễ cháy, có thể không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ.

Cho phản ứng tạo thành chloromethane:

CH4 (g) + Cl2 (g) → CH3Cl (g) + HCl (g)

Cho biết phản ứng dễ dàng xảy ra dưới ánh sáng mặt trời. Enthalpy của phản ứng trên là

  1. 110 kJ
  2. 214 kJ
  3. -214 kJ
  4. -110 kJ

Câu 18: Cho phản ứng phân hủy hydrazine: N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g).

Hydrazine (N2H4) là chất lỏng ở điều kiện thưởng (sôi ở 114 °C, khối lượng riêng 1,021g/cm3). Đâu không phải lí do N2H4 được sử dụng làm nhiên liệu trong động cơ tên lửa. Biết: Eb(N—N) = 160 kJ/mol; Eb(N—H) = 391 kJ/mol; Eb(N≡N) = 945 kJ/mol, Eb(H-H) = 432 kJ/mol.

  1. N2H4là chất lỏng ở điều kiện thường nên dễ bảo quản.
  2. Khối lượng riêng nhỏ nên nhẹ, phù hợp với nhiên liệu động cơ tên lửa (nếu nặng sẽ gây tốn năng lượng). = – 85 kJ < 0 nên phản ứng có thể tự xảy ra mà không cần nguồn nhiệt ngoài.
  3. Giả sử 1 mol N2H4lỏng phản ứng (có thể tích khá nhỏ) sẽ sinh ra 3 mol khí có thể tích lớn hơn rất nhiều nên sẽ tạo được luồng khí đẩy tên lửa đi. 
  4. N2H4là chất khí ở điều kiện thường nên dễ bảo quản.

Câu 19: Phản ứng của glycerol với nitric acid (khử nước) tạo thành trinitroglycerin (C3H5O3(NO2)3). Trinitroglycerin là một loại thuốc nổ, khi phân huỷ tạo thành sản phẩm gồm có nitrogen, oxygen, carbon dioxide và hơi nước.

Khi phân huỷ 1 mol trinitroglycerin tạo thành 1448 kJ nhiệt lượng. Lượng nhiệt tạo thành khi phân huỷ 1 kg trinitroglycerin là

  1. 8 162,82 kJ
  2. 6 378,85 kJ
  3. 4 728,23 kJ
  4. 5 328,91 kJ

Câu 20: Khí gas chứa chủ yếu các thành phần chính: Propane (C3H6), butane (C4H10) và một số thành phần khác. Để tạo mùi cho gas nhà sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng như methanethiol (CH3SH), có mùi giống tỏi, hành tây. Trong thành phần khí gas, tỉ lệ hoà trộn phổ biến của propane: butane theo thứ tự là 30: 70 đến 50: 50.

Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

C2H2 (s) + 5O2 (g) → 3CO2(g) + 4H2O (l)  = -2220 kJ

C4H10 (s) + 132O2 (g) → 4CO2 (g) + 5H2O (l)  = -2874 kJ

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 bình gas 12 kg với tỉ lệ thể tích của propane: butane là 30: 70 (thành phần khác không đáng kể) ở điều kiện chuẩn.

  1. 462 235,35 kJ
  2. 425 224,42 kJ
  3. 314 224,48 kJ
  4. 416 234,48 kJ

Câu 21: Cho các phát biểu sau

(1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

(2) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

(3) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

Các phát biểu đúng là

  1. (1) và (2)
  2. (1) và (4)
  3. (2) và (3)
  4. (3) và (4).

Câu 22: Dung dịch glucose (C6H12O6) 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2 và H2O tỏa ra nhiệt lượng là 2803 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 250 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là

  1. +192,367 kJ.
  2. +195,128 kJ.
  3. +198,546 kJ.
  4. +201,412 kJ.

Câu 23: Cho sơ đồ như sau. Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. Phản ứng tỏa nhiệt
  2. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm
  3. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol
  4. Phản ứng thu nhiệt.

Câu 24: Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl (g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,62 kJ: H2 (g) + Cl2 (g)⟶ 2HCl (g) (*)

Những phát biểu nào dưới đây đúng?

(1) Enthalpy tạo thành chuẩn của HCl (g) là − 184,62 kJ/mol.

(2) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là − 184,62 kJ.

(3) Enthalpy tạo thành chuẩn của HCl (g) là – 92,31 kJ/mol.

(4) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là 184,62 kJ.

  1. (1) và (2)
  2. (2) và (3)
  3. (3) và (4)
  4. (1) và (4)

Câu 25: Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử CH3Cl là

  1. 1 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl
  2. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl
  3. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl
  4. 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay