Phiếu trắc nghiệm Khoa học máy tính 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 12 (Khoa học máy tính) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01
Câu 1: Cáp nào dưới đây sử dụng sợi thủy tinh hoặc nhựa để truyền tín hiệu?
A. Cáp đồng trục
B. Cáp xoắn
C. Cáp quang
D. Cáp thanh đồng
Câu 2: Mạng GSM có tốc độ tối đa bao nhiêu trong chuẩn 5G?
A. 10 Mb/s
B. 1.5 Gb/s
C. 10 Gb/s
D. 40 Mb/s
Câu 3: Trong các loại mạng không dây, mạng nào dưới đây sử dụng tần số cao như 2.4 GHz, 5 GHz và 60 GHz?
A. Wi-Fi
B. Bluetooth
C. NFC
D. Mạng vệ tinh
Câu 4: Mạng Bluetooth có tốc độ truyền dữ liệu là bao nhiêu?
A. 100 Mb/s
B. 10 Mb/s
C. 1 Mb/s
D. 50 Mb/s
Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không phải là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng?
A. Mục đích xây dựng mạng
B. Kinh phí đầu tư
C. Quy mô địa lý và vị trí thiết bị
D. Độ đẹp của giao diện mạng
Câu 6: Trong mô hình mạng nào dưới đây, người dùng có thể sử dụng tài khoản chung từ bất kỳ máy tính nào?
A. Mô hình Workgroup
B. Mô hình Domain
C. Mô hình phân cấp
D. Mô hình hình sao
Câu 7: Cấu trúc kết nối mạng nào dưới đây giúp kết nối các thiết bị thông qua một thiết bị trung tâm như hub, switch, hoặc router?
A. Cấu trúc hình sao
B. Cấu trúc dạng tuyến
C. Cấu trúc dạng vòng
D. Cấu trúc phân cấp
Câu 8: Đâu là một trong những lợi ích của việc phân đoạn mạng?
A. Tăng xung đột tín hiệu
B. Cải thiện hiệu suất truyền dữ liệu
C. Giảm tốc độ truyền dữ liệu
D. Giảm độ bảo mật
Câu 9: Hệ điều hành mạng nào dưới đây được sử dụng phổ biến trong các trường học hiện nay?
A. Linux
B. MacOS
C. Windows
D. Unix
Câu 10: Để đảm bảo mạng hoạt động hiệu quả, quy tắc “5-4-3” yêu cầu có bao nhiêu repeater trong cùng một đường truyền?
A. Không quá 3
B. Không quá 4
C. Không quá 5
D. Không quá 6
Câu 11: Vai trò của máy tính trong quy trình Khoa học dữ liệu là gì?
A. Xử lý và lưu trữ dữ liệu
B. Phân tích và khai phá dữ liệu
C. Trực quan hóa dữ liệu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 12: Lợi ích của việc sử dụng máy tính và thuật toán hiệu quả để xử lý dữ liệu lớn là gì?
A. Tốc độ và hiệu quả
B. Độ chính xác
C. Khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 13: Ứng dụng nào sau đây là của học có giám sát?
A. Lọc thư rác
B. Phân chia dữ liệu thành các nhóm
C. Xác định phân khúc khách hàng
D. Phát hiện bất thường
Câu 14: Học không giám sát sử dụng loại dữ liệu nào?
A. Dữ liệu có nhãn
B. Dữ liệu không có nhãn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 15: Đâu là ứng dụng của học không giám sát?
A. Phân chia dữ liệu thành các nhóm
B. Lọc thư rác
C. Nhận dạng hình ảnh
D. Nhận dạng chữ viết tay
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong một mạng máy tính, việc lựa chọn loại cáp truyền tín hiệu phù hợp ảnh hưởng đến tốc độ và khoảng cách truyền dữ liệu. Cáp xoắn đôi (Twisted Pair) là loại cáp phổ biến trong mạng cục bộ (LAN) vì có giá thành hợp lý và dễ triển khai. Cáp quang (Fiber Optic) tuy có chi phí cao hơn nhưng cho tốc độ cao và khoảng cách truyền xa hơn, thường được sử dụng để kết nối các khu vực xa nhau.
Với một doanh nghiệp có văn phòng lớn với nhiều tầng có thể sử dụng lựa chọn sau để phù hợp và tối ưu:
a. Sử dụng cáp xoắn đôi CAT5e vì nó đủ nhanh và chi phí thấp.
b. Sử dụng cáp quang để kết nối giữa các tầng, kết hợp với cáp xoắn đôi cho mạng nội bộ trong mỗi tầng.
c. Chỉ sử dụng Wi-Fi để tránh đi dây mạng.
d. Dùng cáp đồng trục vì nó từng phổ biến trong các mạng trước đây.
Câu 2: Một nhóm học sinh được giáo viên yêu cầu tìm hiểu và thảo luận về dữ liệu lớn và mối quan hệ giữa dữ liệu lớn với Khoa học dữ liệu. Sau đây là ý kiến của nhóm học sinh:
a. Dữ liệu lớn được đặc trưng bởi năm chữ V: Khối lượng (Volume), Vận tốc (Velocity), Sự đa dạng (Variety), Giá trị (Value), và Tính xác thực (Veracity).
b. Khoa học dữ liệu không thể phân tích dữ liệu lớn do khối lượng dữ liệu quá lớn và phức tạp.
c. Việc phân tích dữ liệu lớn có thể giúp nhận diện xu hướng phát triển, đưa ra các dự báo và quyết định quan trọng trong kinh doanh.
d. Tính xác thực (Veracity) của dữ liệu lớn không quan trọng vì các sai số trong dữ liệu thường không ảnh hưởng đến quá trình phân tích.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................