Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 12: Viết 3 - Luyện tập tả con vật (Quan sát)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Viết 3 - Luyện tập tả con vật (Quan sát). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM

VIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ CON VẬT

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Trong bài văn miêu tả con miêu tả con vật cần sử dụng thao tác nào dưới đây?

  1. Quan sát.
  2. Chứng minh.
  3. Phỏng vấn.
  4. Đưa ra giả thuyết.

Câu 2: Đâu là trình tự khi viết văn miêu tả con vật?

  1. Mở bài à Thân Bài à Kết bài.
  2. Thân bài à Kết bài à Mở bài.
  3. Mở bài à Kết bài à Thân bài.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Phần mở bài khi viết văn miêu tả con vật thường là?

  1. Nêu cảm nghĩ về con vật đó.
  2. Miêu tả tính tình của con vật đó.
  3. Giới thiệu về con vật đó.
  4. Tả khung cảnh xung quanh con vật.

Câu 4: Cách quan sát nào dưới đây phù hợp để miêu tả con mèo.

  1. Dùng kính lúp theo dõi hành động của con mèo.
  2. Dùng mắt thường để quan sát hình dáng và hoạt động của con mèo.
  3. Dùng kính thiên văn để quan sát con mèo.
  4. Buổi tối nấp trong hang để quan sát con mèo.

Câu 5: Ngoài quan sát bằng mắt (Thị giác) còn có thể quan sát các con vật bằng những giác quan nào?

  1. Cảm nhận bằng tay (Xúc giác)
  2. Cảm nhận được tiếng kêu của các con vật (Thính giác)
  3. Cảm nhận được ngửi thấy mùi đặc trưng của các con vật (Khứu giác)
  4. Tất cả các đáp án trên.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Khi quan sát cần lưu ý gì để thực hiện viết bài văn tả con vật?

  1. Xác định được con vật miêu tả.
  2. Quan sát bằng nhiều cách khác nhau.
  3. Ghi lại vắn tắt kết quả quan sát.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao cần sử dụng thao tác quan sát các con vật?

  1. Vì viết bài văn sẽ chân thực và sinh động hơn.
  2. Vì chưa từng thấy con vật đó.
  3. Vì đó là yêu cầu của cô giáo.
  4. Vì đó là nhiệm vụ của cả lớp.

Câu 3: Vì sao phải sử dụng nhiều thao tác quan sát khác nhau?

  1. Vì kết hợp nhiều thao tác giúp quan sát kĩ hoạt động, hình dáng và cảm nhận về các con vật.
  2. Vì kết hợp nhiều thao tác giúp quan sát một cách chủ quan nhất về con vật.
  3. Vì kết hợp nhiều thao tác giúp bài văn đầy đủ các phần.
  4. Vì kết hợp nhiều thao tác giúp con vật trở nên khỏe khoắn hơn.

Câu 4: Trong bài miêu tả con vật ngoài việc miêu tả hình dáng và đặc điểm nổi bật của con vật ta cần sử dụng thêm yếu tố nào?

  1. Tả cảnh vật xung quanh.
  2. Sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh khiến câu văn trở nên sinh động.
  3. Miêu tả theo trình tự thời gian.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Khi quan sát loài chim ta cần quan sát bằng những giác quan nào?

  1. Thính giác.
  2. Thị giác.
  3. Xúc giác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là cách quan sát khi quan sát một chú chó?

  1. Ngoại hình của chú (mắt, mũi, tai, chân…) bằng mắt.
  2. Bộ lông mềm mượt cảm nhận bằng tay.
  3. Tiếng kêu của chú chó bằng cách nghe.
  4. Cảm nhận tiếng kêu của chú bằng cách nhìn.

Câu 2: Đâu không phải các quan sát khi quan sát một con gà mái?

  1. Quan sát ngoại hình gà mái bằng mắt.
  2. Cảm nhận bộ lông gà mái bằng cách tay.
  3. Cảm nhận tiếng kêu cuả gà mái bằng tay.
  4. Cảm nhận tiếng kêu của gà mái bằng cách nghe.

Câu 3: Đâu không phải cách quan sát khi quan sát một con trâu?

  1. Quan sát ngoại hình của chú bằng mắt.
  2. Cảm nhận về bộ da của trâu bằng cách liên tưởng.
  3. Cảm nhận về sức nặng của trâu bằng cách nghe.
  4. Cảm nhận về tiếng kêu của trâu bằng cách nghe.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Khổ thơ dưới đây tác giả đã cảm nhận bằng những giác quan nào?

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

  1. Thị giác.
  2. Thính giác.
  3. Xúc giác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 12 Viết 3: Luyện tập tả con vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay