Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 17: Đọc 3 - Ngọn đuốc trong đêm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Đọc 3 - Ngọn đuốc trong đêm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG

BÀI 17: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

ĐỌC 3: NGỌN ĐUỐC TRONG ĐÊM

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Ngọn đuốc trong đêm của tác giả nào?

  1. Phan Anh.
  2. Hoàng Yến.
  3. Hoàng Nam.
  4. Nguyễn Quang Sáng.

Câu 2: Trong bài Ngọn đuốc trong đêm, những cuộc thám hiểm đã giúp người châu Âu bắt đầu từ thế kỉ nào?

  1. Từ thế kỉ X.
  2. Từ thế kỉ XI.
  3. Từ thế kỉ XII.
  4. Từ thế kỉ XV.

Câu 3: Những cuộc phát kiến địa lí kéo theo hậu quả gì?

  1. Dẫn đến nạn phân biệt chủng tộc.
  2. Dẫn đến tệ nạn mua bán nô lệ.
  3. Dẫn đến hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược.
  4. Dẫn đến các cuộc di dân hàng loạt.

Câu 4: Vì lo sợ bị xâm lược triều đình nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

  1. Mở cửa hội nhập quốc tế.
  2. Chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây.
  3. Liên kết với ba nước Đông Dương.
  4. Chủ động thương lượng với các nước phương Tây.

Câu 5: Hậu quả do chủ trương của nhà Nguyễn đề ra là gì?

  1. Đất nước tránh được nguy cơ các nước phương Tây xâm lược.
  2. Đất nước phát triển kinh tế mạnh mẽ.
  3. Đất nước hạn chế được sự dòm ngó của thực dân nhưng có nguy cơ lạc hậu.
  4. Đất nước xuất hiện ngày càng nhiều các đô thị.

Câu 6: Ai là người đã dâng lên vua bản điều trần?

  1. Nguyễn Ánh.
  2. Nguyễn Trường Tộ.
  3. Nguyễn Thị Lộ.
  4. Phan Bội Châu.

Câu 7: Bản điều trần đề nghị triều đình gấp rút điều chỉnh những gì?

  1. Chỉnh đốn quân đội, kinh tế, giáo dục.
  2. Mở rộng quan hệ với các nước châu Âu.
  3. Cử người đi học khoa học, kĩ thuật nhằm chấn hưng đất nước.
  4. Tất cả các đáp trên.

Câu 8: Hoài bão có nghĩa là gì?

  1. Mong muốn làm những điều lớn lao, tốt đẹp.
  2. Mong muốn làm những điều nhỏ bé, ý nghĩa.
  3. Mong muốn cống hiến công sức của mình cho Tổ quốc.
  4. Mong muốn làm những điều tốt đẹp cho cộng động.

Câu 9: Triều đình nhà Nguyễn có hành động như thế nào trước bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ?

  1. Khen thưởng lớn cho ý tưởng của Nguyễn Trường Tộ.
  2. Ngay lập tức cho chỉnh đốn kiện toàn lại bộ máy triều đình.
  3. Triều đình đã bỏ ngoài tai những ý kiến của Nguyễn Trường Tộ.
  4. Triều đình đã nhận ra nhiều điểm bất hợp lý trong bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.

Câu 10: Chấn hưng có nghĩa là gì?

  1. Làm cho người dân có cuộc sống ấm no.
  2. Làm cho xã hội đổi mới.
  3. Làm cho hưng thịnh và phát triển.
  4. Làm cho xã hội phát triển theo hướng Tây hóa.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tại sao phải thực hiện chính sách canh tân đất nước?

  1. Chủ trương của nhà Nguyễn khiến cho đất nước có nguy cơ lạc hậu.
  2. Đất nước cần đổi mới để không bị tụt hậu so với các nước Đông Nam Á.
  3. Nước ta có nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao triều đình nhà Nguyễn từ chối bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ?

  1. Vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ.
  2. Vì triều đình nhà Nguyễn không muốn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.
  3. Vì triều đình nhà Nguyễn không chỉnh đốn về quân đội.
  4. Vì nhà Nguyễn không muốn thay đổi giáo dục.

Câu 3: Tại sao có thể gọi Nguyễn Trường Tộ là “Ngọn đuốc trong đêm”?

  1. Vì ông là trí thức tư sản duy nhất thời bấy giờ.
  2. Vì ông là con của một bậc nho sĩ tại Nghệ An.
  3. Vì ông là người có tầm nhìn xa trông rộng thời bấy giờ, đã vạch ra con đường canh tân đất nước và chấp nhận sự thật trớ trêu của lịch sử.
  4. Vì ông là vị quan đa dưới triều đình nhà Nguyễn.

Câu 4: Em có cảm nhận như thế nào về hành động từ chối bản điều trần của nhà Nguyễn?

  1. Thể hiện sự sáng suốt trong trong chính trị.
  2. Thể hiện sự tài tình trong cách chỉ huy quân sự.
  3. Thể hiện sự mâu thuẫn giữa triều đình và Nguyễn Trường Tộ.
  4. Thể hiện sự bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cách tân.

Câu 5: Hành động và thái độ của Nguyễn Trường Tộ sau khi bị từ chối bản điều trần chứng tỏ điều gì?

  1. Dù phải chấp nhận sự thật trớ trêu của lịch sử, bi kịch của chính cuộc đời mình ông vẫn phụng sự lợi ích cho đất nước, lợi ích Nhân Dân.
  2. Vì muốn khẳng định bản điều trần của mình là phương án tốt nhất.
  3. Vì lợi ích của bạn thân.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải nội dung trong bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ?

  1. Chỉnh đốn quân đội, kinh tế, giáo dục.
  2. Mở rộng quan hệ với các nước châu Âu.
  3. Cử người đi học khoa học, kĩ thuật nhằm chấn hưng đất nước.
  4. Cử người sang nước Nhật học cách họ cách tân đất nước.

Câu 2: Đâu không phải hành động của Nguyễn Trường Tộ sau khi bản điều trần bị từ chối?

  1. Không nản chí.
  2. Tiếp tục sửa bản điều trần và gửi đến các quan lại dâng lên vua.
  3. Đem hiểu biết của mình giúp chính quyền đào kênh Sắt.
  4. Sang Pháp mời chuyên gia, mua sách vở, máy móc… để mở trường kĩ thuật.

Câu 3: Đâu không phải hoàn cảnh đất nước ta vào thời ông Nguyễn Trường Tộ?

  1. Dưới triệu đại nhà Nguyễn thống trị.
  2. Nhân dân khổn khổ, nạn đói diễn ra khắp nơi.
  3. Triều đình nhà Nguyễn thực hiện chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây.
  4. Trên thế giới những nhà thám hiểm đã giúp người châu Âu phát hiện ra nhiều vùng đất mới.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Thông qua nhân vật Nguyễn Trường Tộ em rút ra bài học gì?

  1. Phải có tri thức và tầm nhìn xa trông rộng.
  2. Phải đi sang châu Âu học tập.
  3. Tầm quan trọng của thời đại.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 17 Đọc 3: Ngọn đuốc trong đêm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay