Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 18: Viết 2 - Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến tham gia

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Viết 2 - Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến tham gia. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG

BÀI 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

VIẾT 2: LUYỆN TẬP THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
(mở bài, kết bài)

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn dưới đây, mở bài theo kiểu nào?

Chủ nhật vừa qua, huyện em tổ chức “Ngày hội giao lưu câu lạc bộ rô bốt”. Buổi giao lưu diễn ra ở ngay gần nhà em. Lẽ r, em có thể tự đến đó nhưng mẹ em cũng thích cuộc thi rô bốt trong ngày hội nên hai mẹ con cùng đi.

Nam Trực, Ngày hội giao lưu

  1. Trực tiếp.
  2. Gián tiếp.
  3. Tổng hợp các thông tin chính.
  4. Không có mở bài trực tiếp thuật lại diễn biến cuộc thi.

Câu 2: Đoạn văn dưới đây, mở bài theo kiểu nào?

Bác Hồ dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Vâng lời Bác, em đã làm nhiều việc giúp đỡ cha mẹ theo thời gian biết hằng ngày.

Theo Nông Thị Cổ, Thuật lại những việc làm giúp đỡ cha mẹ

  1. Mở bài trực tiếp vì giới thiệu sự việc được viết ngay ở câu mở đầu.
  2. Mở bài nói đến chủ đề chung sau đó phân tích sự việc.
  3. Mở bài gián tiếp vì tác giả đã dẫn dắt từ lời dạy của bác đến sự việc được thuật lại.
  4. Không có mở bài trực tiếp thuật lại các công việc giúp mẹ.

Câu 3: Đoạn văn dưới đây, mở bài theo kiểu gì?

Sáng chủ nhật vừa qua, thầy giáo dẫn chúng em đến xem phòng triển lãm “Vở sạch chữ đẹp” của nhà trường.

Theo Trần Đăng Khoa

  1. Mở bài gián tiếp vì dẫn dắt từ sáng chủ nhật cho sau đó dẫn vào sự việc được thuật lại.
  2. Không có mở bài trực tiếp đi vào thuật lại diễn biến của câu chuyện.
  3. Mở bài trực tiếp vì sự việc được thuật lại xuất hiện ngay ở câu đầu tiên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Kết bài trong đoạn văn sau là kết bài theo kiểu gì?

Mẹ bảo “Con đừng buồn! Các đội hôm nay đều thắng”. Ồ, sao mẹ nói đúng thế! Chúng em đều thắng vì cuộc thi rất vui và bổ ích.

  1. Kết bài mở rộng.
  2. Kết bài không mở rộng.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Không có kết bài.

Câu 5: Tác dụng của kết bài trong đoạn văn trên là gì?

  1. Nêu cảm nghĩ của người con đối với cuộc thi được nhắc đến trong đoạn.
  2. Nêu lên tình cảm của người con đối với cuộc thi được nhắc đến trong đoạn.
  3. Nêu lên liên tưởng của người con đối với cuộc thi được nhắc đến trong đoạn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU).

Câu 1: Tác dụng của đoạn mở bài dưới đây là gì?

Chủ nhật tuần trước, trường tôi tổ chức một chuyến tham quan. Chúng tôi sẽ được đến viếng lăng Bác. Đây là lần đầu tiên tôi được đến viếng lăng Bác. Đối với tôi, chuyến đi này vô cùng bổ ích và ý nghĩa.

  1. Mở bài trực tiếp sự việc được thuật lại xuất hiện ở ngay câu đầu tiên.
  2. Mở bài gián tiếp dẫn dắt từ chủ nhật tuần trước mới đến sự việc được thuật lại.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Tác dụng của đoạn mở bài dưới đây là gì?

Nếu ai đã đến Quảng Ninh thì chắc sẽ không quên ghé thăm vịnh Hạ Long. Năm ngoái, tôi đã có một chuyến thăm quan vịnh Hạ Long với bố mẹ và em trai. Tôi rất thích thú và nhớ mãi chuyến đi tuyệt vời đó.

  1. Mở bài trực tiếp sự việc được thuật lại xuất hiện ở ngay câu đầu tiên.
  2. Mở bài gián tiếp dẫn dắt từ chủ nhật tuần trước mới đến sự việc được thuật lại.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Kết bài dưới dưới đây có tác dụng gì?

Sau hai giờ tham quan phòng triển lãm, chúng em ra về. Mặt Trời đã lên cao, nắng rải vàng trên cánh đồng lúa mênh mông. Lòng em rạo rực, em nhìn các bạn, ai cũng thấy mến hơn, hàng cây đẹp hơn, đồng lúa xanh hơn. Em thấy như các thầy, các cô, các bạn trông chờ ở em những thành tích tốt hơn, đẹp hơn để góp phần cho những cuộc triển lãm của nhà trường.

Theo TRẦN ĐĂNG KHOA, Thuật lại một buổi xem triển lãm “Vở sạch chữ đẹp”

  1. Nếu cảm nghĩ về buổi triển lãm.
  2. Nêu ý nghĩa của buổi triển lãm.
  3. Nêu cảm xúc suy nghĩ và liên tưởng của em học sinh về buổi triển lãm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Kết bài dưới đây có tác dụng gì?

Em cảm thấy chuyến tham quan này thật ý nghĩa. Em đã hiểu thêm nhiều về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

  1. Nêu cảm nghĩ cá nhân về cuộc tham quan.
  2. Nêu cảm xúc về của cuộc tham quan.
  3. Nêu liên tưởng về cuộc tham quan.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Kết bài dưới đây có tác dụng gì?

  1. Nêu cảm nghĩ cá nhân về cuộc tham quan.
  2. Nêu cảm xúc và ích lợi của cuộc tham quan.
  3. Nêu liên tưởng về cuộc tham quan.
  4. Tất cả các đáp án trên.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Kết bài nào dưới mở rộng?

  1. Chuyến đi tham quan này thật ý nghĩa.
  2. Chuyến đi thăm quan này thật bổ ích.
  3. Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị, lần đầu tiên em được đến thăm Bác, được tỏ lòng thành kính, sự yêu thương vô bờ dành cho Bác, người cha già của dân tộc Việt Nam. Cũng qua chuyến đi này em cũng được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, về lịch sử Việt Nam, về công lao trời bể của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Mở bài nào dưới đây không phải mở bài trực tiếp?

  1. Dịp nghỉ hè vừa qua, em được đi tham quan thành phố Huế mộng mơ, món quà bất ngờ đầy thú vị mà nhà trường thưởng cho em vì đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi.
  2. Nếu ai đã đến Quảng Ninh thì chắc sẽ không quên ghé thăm Vịnh Hạ Long. Năm ngoái, tôi đã có một chuyến thăm quan vịnh Hạ Long với bố mẹ và em trai. Tôi rất thích thú và nhớ mãi chuyến đi tuyệt vời đó.
  3. Trong kì nghỉ hè vừa qua em đã được ba cho đi thăm thành phố Đà Nẵng một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì đã đạt kết quả cao trong năm học.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Mở bài nào dưới đây không phải mở bài gián tiếp?

  1. Trên dải đất hình chữ S thân yêu này, với em mỗi chuyến đi là một kỉ niệm đẹp. Mỗi nơi em đặt chân đến đều là mảnh đất thương nhớ. Một chuyến đi tham quan mà em luôn nhớ mãi.
  2. Nếu ai đã đến Quảng Ninh thì chắc sẽ không quên ghé thăm Vịnh Hạ Long. Năm ngoái, tôi đã có một chuyến thăm quan vịnh Hạ Long với bố mẹ và em trai. Tôi rất thích thú và nhớ mãi chuyến đi tuyệt vời đó.
  3. Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây chuyển từ kết bài không mở rộng thành kết bài mở rộng của kết bài sau?

Em cảm thấy chuyến tham quan này thật ý nghĩa. Em đã hiểu thêm nhiều về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

  1. Chuyến đi tham quan này thật ý nghĩa.
  2. Chuyến đi thăm quan này thật bổ ích.
  3. Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị, lần đầu tiên em được đến thăm Bác, được tỏ lòng thành kính, sự yêu thương vô bờ dành cho Bác, người cha già của dân tộc Việt Nam. Cũng qua chuyến đi này em cũng được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, về lịch sử Việt Nam, về công lao trời bể của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 18 Viết 2: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay