Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 7: Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 7: HỌ HÀNG, LÀNG XÓM

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH TỪ

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Tính từ là gì? 

  1. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm. 
  2. Là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
  3. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người.

Câu 2: Tính từ in đậm trong câu dưới đây thuộc nhóm nào?

Tôi bắt gặp một người ngoại quốc cao lớn.

  1. Chỉ hình dáng.
  2. Chỉ tính cách.
  3. Chỉ tính chất.
  4. Chỉ màu sắc.

Câu 3: Câu văn sau có mấy tính từ?

Một thế giới huyền ảo, lung linh, tràn ngập ánh trăng.

  1. 3 tính từ.
  2. 2 tính từ.
  3. 4 tính từ.
  4. 1 tính từ.

Câu 4: Tính từ nào dưới đây chỉ vị của quả cam?

  1. Ngon.
  2. Xa.
  3. Gần.
  4. Chua.

Câu 5: Những từ “hối hả, sừng sững, chất phác, giản dị, thân mật” là thuộc từ loại nào?

  1. Động từ.
  2. Danh từ.
  3. Tính từ.
  4. Hư từ.

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống dưới đây?

… như than.

  1. Đen.
  2. Trắng.
  3. Đỏ.
  4. Đẹp.

Câu 7: Tìm tính từ trong câu dưới đây?

Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh.

  1. Đẹp, gió, lạnh.
  2. Đầu xuân, trời, lạnh.
  3. Đẹp, nhẹ, lạnh.
  4. Buổi sáng, đầu xuân, gió.

Câu 8: Từ nào dưới đây là tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động?

  1. Yên tĩnh.
  2. Học hành.
  3. Chậm chạp.
  4. Thông minh.

Câu 9: Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

  1. Tài giỏi.
  2. Thông minh.
  3. Khờ khạo.
  4. Trái đào.

Câu 10: Tìm tính từ trong câu dưới đây?

Trong tâm trí của hai cha con, dường như không còn cuộc sống khổ đau vì bệnh tật.

  1. Tâm trí.
  2. Cuộc sống.
  3. Khổ đau.
  4. Bệnh tật.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?

  1. Xanh ngắt, đỏ rực, tim tím.
  2. Cuộc sống, bình yên, an ổn.
  3. Trò chơi, thăm thẳm, hun hút.
  4. Trà sữa, ngọt ngào, mặn mà.

Câu 2: Các từ cao lớn, thấp bé, mũm mĩm, béo, gầy gò, cân đối, tròn xoe thuộc loại gì?

  1. Từ chỉ đặc điểm của người.
  2. Từ chỉ hoạt động của người và vật.
  3. Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật.
  4. Từ chỉ tính chất của người và vật.

Câu 3: Các từ suy nghĩ, buồn, vui, ghét là từ gì?

  1. Từ chỉ hoạt động.
  2. Từ chỉ tính chất.
  3. Từ chỉ đặc điểm.
  4. Từ chỉ trạng thái.

Câu 4: Đâu là các tính từ chỉ trạng thái của sự vật?

  1. Lặng im.
  2. Cao to.
  3. Bình thản.
  4. Gào thét.

Câu 5: Các từ vội vã, chậm rì, vội vàng, nhanh chóng, chậm chạp thuộc loại gì?

  1. Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người.
  2. Từ chỉ hoạt động của người và vật.
  3. Từ chỉ đặc điểm hoạt động của người và vật.
  4. Từ chỉ tính chất của người và vật.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Tìm tính từ trong khổ thơ sau?

Trái gấc xinh xinh

Chín vàng nắng đỏ

Bao nhiêu Mặt TRời

Ngủ say trong đó.

  1. Xinh xinh, vàng, đỏ.
  2. Trái gấc, vàng, đỏ.
  3. Vàng, đỏ, say.
  4. Xinh xinh, Mặt Trời, say.

Câu 2: Những từ in đậm trong đoạn dưới đây chỉ gì?

Ngôi nhà của ông bà nội tôi nằm giữa một khu vườn rộng. Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu.

  1. Chỉ hình dáng của sự vật.
  2. Chỉ tính chất của sự vật.
  3. Chỉ màu sắc của sự vật.
  4. Cả A và B.

Câu 3: Các từ thật thà, chua ngoa, vui vẻ, hài hước, keo kiệt là tính từ chỉ gì?

  1. Đặc điểm hình dáng của một người.
  2. Đặc điểm tính cách của một người.
  3. Đặc điểm ngoại hình của một người.
  4. Trạng thái của một người.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Cho biết tính từ chỉ màu xanh trong câu dưới đây được dùng để tả đặc điểm của sự vật nào?

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Xanh màu ước mơ

  1. Bầu trời.
  2. Mùa.
  3. Tương lai.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 7 Luyện từ và câu 2: Luyện tập về tính từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay