Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 8: Đọc 1 - Ông Yết Kiêu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Đọc 1 - Ông Yết Kiêu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

ĐỌC 1: ÔNG YẾT KIÊU

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật ?

  1. Sức khỏe phi thường, có tài bơi lội.
  2. Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá.
  3. Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi.
  4. Sức khỏe phi thường, có tài đóng thuyền.

Câu 2: Yết Kiêu có thể sống ở dưới nước bao nhiêu ngày mới lên?

  1. 3 – 4 ngày.
  2. 5 – 6 ngày.
  3. 6 – 7 ngày.
  4. 7 – 8 ngày.

Câu 3: Giặc Nguyên cho bao nhiêu chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh?

  1. 100 chiếc.
  2. 110 chiếc.
  3. 120 chiếc.
  4. 130 chiếc.

Câu 4: Yết Kiêu cần gì để đánh giặc?

  1. Một trăm người.
  2. Một trăm chiếc thuyền bè.
  3. Một cái dùi sắt, một chiếc búa.
  4. Một con tàu chiến.

Câu 5: Yết Kiêu đánh giặc như thế nào ?

  1. Lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu.
  2. Lặn xuống biển, đục thủng mạn tàu.
  3. Lặn xuống biển, đục thủng đuôi tàu.
  4. Đóng thuyền lớn để ngăn tàu của địch tiến vào.

Câu 6: Giặc thấy gì khi đem một cái ống nhòm thủy tinh có phép nhìn thấu qua nước?

  1. Thấy Yết Kiêu đang thở dưới nước.
  2. Thấy Yết Kiêu đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ.
  3. Thấy Yết Kiêu đang đánh bắt cá.
  4. Thấy Yết Kiêu đang lặn ở phía dưới tàu.

Câu 7: Giặc bắt Yết Kiêu bằng cách nào?

  1. Đem lưới buông xuống chỗ Yết Kiêu lặn để bắt ông.
  2. Đặt bẫy dưới nước để bắt ông.
  3. Đem vó bằng sắt buông xuống chụp lấy ông.
  4. Đem lướt đánh cá buông xuống chụp lấy ông.

Câu 8: Yết Kiêu đã thoát thân như thế nào?

  1. Giả vờ nghe theo giặc, rồi thừa lúc chúng vô ý nhảy xuống nước trốn đi.
  2. Để lại kí hiệu đợi người đến cứu.
  3. Lừa giặc rồi nhảy xuống tàu.
  4. Thương lượng với giặc.

Câu 9: Yết Kiêu trả lời như thế nào khi giặc hỏi nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ông?

  1. Không có ai lặn được như ông hết.
  2. Có mỗi một người lặn được như ông.
  3. Một trăm chiếc tàu của giặc không chở hết người như ông.
  4. Rất nhiều người lặn được, nhưng giống ông thì không nhiều.

Câu 10: Vạn Ninh thuộc tỉnh nào hiện nay?

  1. Hòa Bình.
  2. Vĩnh Phúc.
  3. Quảng Ninh.
  4. Nam Định.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc?

  1. Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi.
  2. Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
  3. Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước.
  4. Vì ông tin tưởng tài năng của mình.

Câu 2: Em cảm thấy công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao ?

  1. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo.
  2. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo.
  3. Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo.
  4. Chậm chạp, táo bạo, mạnh mẽ.

Câu 3: Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện được điều gì?

  1. Dũng khí và sự khôn ngoan.
  2. Sự nhanh nhẹn và cơ trí.
  3. Sự hoảng loạn và sợ hãi
  4. Sự yếu đuối và nhát gan.

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Kể câu chuyện về việc đánh giặc của Yết Kiêu.
  2. Kể câu chuyện về quá trình bị giặc bắt của Yết Kiêu.
  3. Ca ngợi tài năng bơi lội của Yết Kiêu.
  4. Ca ngợi sự dũng cảm và tài năng, cùng với lòng yêu nước của Yết Kiêu.

Câu 5: Em có cảm nhận như thế nào về nhân vật Yết Kiêu?

  1. Là một người dũng cảm, mạnh mẽ, tài trí, yêu nước.
  2. Là một người nhát gan, ham sống sợ chết.
  3. Là một người khôn vặt.
  4. Là một người có tài nhưng hậu đậu.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta?

  1. Phải biết xây dựng đất nước.
  2. Phải biết bảo vệ tổ quốc.
  3. Phải đấu tranh với các thế lực thù địch để bảo vệ đất nước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tìm động từ trong câu dưới đây?

Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta.

  1. Giặc Nguyên.
  2. Sang.
  3. Cướp.
  4. Cả B và C.

Câu 3: Câu dưới đây có mấy tính từ?

Thần tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cá.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc trên, em có thể thấy truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta xuất phát từ đâu?

  1. Lòng yêu nước.
  2. Sự chăm chỉ.
  3. Sự thông minh cơ trí.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 8 Chia sẻ và Đọc 1: Ông Yết Kiêu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay