Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời Ôn tập Chương 1: Mở đầu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Mở đầu. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Câu 1: Ai là người tìm ra thuyết tương đối và công thức E = MC2?

  1. A. Galilei (Ga-li-lê)
  2. Einstein (Anh-xtanh)
  3. Newton (Niu-tơn)
  4. David

Câu 2: Giới hạn Ampe kế trong hình bên dưới là bao nhiêu?

  1. 0,6A
  2. -0,2A
  3. -1A hoặc -0,2A
  4. 0,6A hoặc 3A

Câu 3: Hình dưới đây mô tả thí nghiệm nào

  1. Đo hiệu điện thế của nước
  2. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước
  3. Thí nghiệm tráng bác
  4. Tìm điện trở của nước

Câu 4: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm

  1. Để các kẹp điện gần nhau
  2. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện
  3. Không đeo găng tay chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao
  4. Không có hành động nào đúng trong các hành động trên

Câu 5: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm thuộc loại dễ vỡ

  1. Đèn cồn, hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,…
  2. Ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính,…
  3. Lực kế, các bộ thí nghiệm như ròng rọc, đòn bẩy,…
  4. Đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm,…

Câu 6: Mục tiêu nghiên cứu của Vật lí là gì?

  1. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
  2. Áp dụng phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết vào môn vật lí.
  3. Tìm được quy luật tổng quát nhất chi phối sự biến đổi và vận hành của vật chất năng lượng.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?

  1. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
  2. Áp dụng phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết vào môn vật lí.
  3. Tìm được quy luật tổng quát nhất chi phối sự biến đổi và vận hành của vật chất năng lượng.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 8: Có tất cả bao nhiêu phương pháp chính trong nghiên cứu vật lí?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 9: Biểu tượng sau có ý nghĩa gì?

  1. Giúp phân biệt người đang thực hiện thí nghiệm với người khác.
  2. Hạn chế khả năng tiếp xúc với hóa chất.
  3. A hoặc B đúng
  4. A và B đều đúng.

Câu 10: Nguồn gây mất an toàn trong phòng thực hành là:

  1. Nguồn điện.
  2. Hoá chất dễ cháy.
  3. Dụng cụ sắc nhọn.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 11: Cho biết sự ảnh hưởng của vật lí?

  1. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực thông tin liên lạc.
  2. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực y tế
  3. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
  4. Ngày càng rộng khắp, bao trùm mọi lĩnh vực.

Câu 12: Đối tượng nghiên cứu của phân ngành cơ là gì?

  1. A. Dòng điện, tốc độ…
  2. Mạch điện, quãng đường…
  3. Mạch điện, nam châm…
  4. Lực, moment lực….

Câu 13: Thế nào là cấp độ vi mô?

  1. Các hạt có kích thước rất nhỏ, bé hơn m như nguyên tử, proton, neutron, electron.
  2. Những vật có kích thước lớn hơn nguyên tử như con người, đồ vật, các vật có kích thước rất lớn tầm cỡ hành tinh, thiên hà, vũ trụ....
  3. A sai, B đúng
  4. A và B đều đúng.

Câu 14: Cho biết sự ảnh hưởng của vật lí?

  1. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực thông tin liên lạc.
  2. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực y tế
  3. Chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
  4. Ngày càng rộng khắp, bao trùm mọi lĩnh vực.

Câu 15: Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các  … Em hãy điền từ vào dấu … ở trên.

  1. Thiết bị bảo hộ cá nhân.
  2. Nhân viên phòng thí nghiệm
  3. Biển báo
  4. A hoặc B

Câu 16: Kí hiệu nào mô tả dụng cụng dễ vỡ?

  1. Không có kí hiệu nào trong các kí hiệu ở trên.

Câu 17: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không đảm bảo an toàn khi vào phòng thí nghiệm?

  1. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.
  2. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm.
  3. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
  4. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.

Câu 18: Việc vận dụng các định luật vật lí rất đa dạng và phong phú trong đời sống. Em hãy trình bày một số ví dụ chứng tỏ việc vận dụng các định luật vật lí vào cuộc sống?

Chọn đáp án đúng.

  1. Không nên ra đường vào lúc trời nắng gắt vì có thể gây bỏng da, rát da do tác hại của ánh sáng mặt trời.
  2. Đi ngoài trời nắng thì không nên mặc áo màu tối, vì màu tối hấp thụ nhiều bức xạ nhiệt từ Mặt Trời.
  3. A đúng, B sai.
  4. A và B đều đúng

Câu 19: Theo em, sự đóng băng của nước phụ thuộc vào đặc điểm nào?

Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

  1. Nhiệt độ của nước.
  2. Môi trường nước.
  3. Vị trí địa lí.
  4. Diện tích mặt thoáng của nước.

Câu 20: Để nghiên cứu tính chất của chất khí, người ta dùng mô hình chất điểm, coi các phân tử khí là các chất điểm chuyển động hỗ loạn không ngừng, luôn va chạm vào thành bình. Em hãy dùng mô hình này để dự đoán xem nếu ấn từ từ pit-tông xuống để giảm thể tích khí trong bình còn  thì áp suất chất khí tác dụng lên thành bình sẽ thay đổi như thế nào?

  1. Mật độ phân tử khí trong bình tăng lên 2 lần và áp suất chất khí trong bình cũng tăng gấp 2.
  2. Mật độ phân tử khí trong bình tăng lên 2 lần và áp suất chất khí trong bình giảm đi 2 lần.
  3. Mật độ phân tử khí trong bình giảm đi 2 lần và áp suất chất khí trong bình giảm đi 2 lần.
  4. Mật độ phân tử khí trong bình giảm đi 2 lần và áp suất chất khí trong bình tăng gấp 2.

Câu 21: Nêu ý nghĩa của biển cảnh báo sau ?

  1. Hóa chất dễ cháy
  2. Chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
  3. Nơi nguy hiểm về điện.
  4. Nơi có chất phóng xạ.

Câu 22: Các biển báo màu vàng đen biểu thị điều gì?

  1. Cấm thực hiện.
  2. Bắt buộc thực hiện.
  3. Cảnh báo nguy hiểm.
  4. Cảnh báo cực kì nguy hiểm.

Câu 23: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?

  1. Ampe kế có thể bị chập cháy.
  2. Không có vấn đề gì xảy ra.
  3. Không hiện kết quả đo.
  4. Kết quả thí nghiệm không chính xác.

Câu 24: Người ta vận dụng kiến thức vật lí về sự giãn nở của kim loại trong?

  1. Chế tạo và lắp đặt đường ray tàu hỏa.
  2. Chế tạo xoong nồi trong nấu nướng.
  3.  Chế tạo khung cửa.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 25: Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung?

  1. Đều là biển được thực hiện.
  2. Đều là biển bắt buộc thực hiện.
  3. Đều là biển cấm thực hiện.
  4. Đều là biển cảnh báo nguy hiểm.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay