Trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 2: vấn đề an toàn trong vật lí
Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: vấn đề an toàn trong vật lí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
BÀI 2: VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÍ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Biểu tượng sau có ý nghĩa gì?
A. Giúp phân biệt người đang thực hiện thí nghiệm với người khác.
B. Hạn chế khả năng tiếp xúc với hóa chất.
C. A hoặc B đúng
D. A và B đều đúng.
Câu 2: Nguồn gây mất an toàn trong phòng thực hành là:
A. Nguồn điện.
B. Hoá chất dễ cháy.
C. Dụng cụ sắc nhọn.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
Câu 4: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
Câu 5: Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
A. Ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
B. Đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
C. Lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
D. Đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
Câu 6: Đâu không phải là biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện cao thế.
B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
C. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.
D. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sử dụng điện.
Câu 7: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ?
A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.
B. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.
C. Kiểm tra sức khỏe định kì.
D. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.
Câu 8: Người phụ nữ đã vi phạm nguyên tác an toàn nào khi sử dụng điện?
A. Dùng tay ướt cắm điện vào nguồn điện.
B. Không kiểm tra nguồn điện trước khi cắm phích.
C. Thao tác cầm chuôi phích điện để cắm không đúng.
D. Người phụ nữ đã tuôn thủ quy tắc an toàn khi dùng điện.
Câu 9: Hoạt động nào gây nguy hiểm khi vào phòng thí nghiệm.
A. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh.
B. Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
C. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm.
D. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.
Câu 10: Điều nào đúng khi nói về chất phóng xạ.
A. Việc sử dụng chất phóng xạ không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
B. Ở các bệnh viện người ta sử dụng tia X-quang trong việc chẩn đoán bệnh nên mặc nhiên chất phóng xạ không gây hại cho con người .
C. Thời gian tiếp xúc với chất phóng xạ nhiều hay ít không gây nguy hiểm cho con người.
D. Không cần che chắn khi làm việc với chất phóng xạ.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các … Em hãy điền từ vào dấu … ở trên.
A. Thiết bị bảo hộ cá nhân.
B. Nhân viên phòng thí nghiệm
C. Biển báo
D. A hoặc B
Câu 2: Kí hiệu nào mô tả dụng cụng dễ vỡ?
Câu 3: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào không đảm bảo an toàn khi vào phòng thí nghiệm?
A. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.
B. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm.
C. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
D. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.
Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các dụng cụ thủy tinh trong phòng thực hành?
A. Nếu đun nóng dụng cụ thủy tinh ở nhiệt độ quá cao, có thể gây nứt vỡ dụng cụ.
B. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh chịu được nhiệt độ cao nên an toàn trong việc sự dụng để thực hành.
C. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh thường nhẹ, mỏng, không chắc chắn nên ít khi được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm thực hành.
D. Các dụng cụ, thiết bị thủy tinh thường nhỏ, đựng được ít sản phẩm nên nên ít khi được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm thực hành.
Câu 5: Người đàn ông đã vi phạm quy tắc an toàn nào trong phòng thí nghiệm?
A. Dùng tay ướt cắm phích điện vào nguồn điện.
B. Để một số dụng cụ không phù hợp với hoạt động thí nghiệm.
C. A đúng B sai
D. A và B đều đúng.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Nêu ý nghĩa của biển cảnh báo sau ?
A. Hóa chất dễ cháy
B. Chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
C. Nơi nguy hiểm về điện.
D. Nơi có chất phóng xạ.
Câu 2: Các biển báo màu vàng đen biểu thị điều gì?
A. Cấm thực hiện.
B. Bắt buộc thực hiện.
C. Cảnh báo nguy hiểm.
D. Cảnh báo cực kì nguy hiểm.
Câu 3: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?
A. Ampe kế có thể bị chập cháy.
B. Không có vấn đề gì xảy ra.
C. Không hiện kết quả đo.
D. Kết quả thí nghiệm không chính xác.
Câu 4: Phương án nào trong hình thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?
A. Đáp án đúng là C.
B. Đáp án đúng là B.
C. Đáp án đúng là A.
D. Đáp án đúng là D.
Câu 5: Biển báo dưới đây cho ta biết điều gì?
A. Nơi nguy hiểm về điện
B. Chất ăn mòn.
C. Chất độc.
D. Nhiệt độ cao.
4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)
Câu 1: Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung?
A. Đều là biển được thực hiện.
B. Đều là biển bắt buộc thực hiện.
C. Đều là biển cấm thực hiện.
D. Đều là biển cảnh báo nguy hiểm.
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về cách xử lí khi có đám cháy xảy ra?
A. Nhanh chóng dùng nước để dập tắt đám cháy trong mọi trường hợp.
B. Ngắt toàn bộ hệ thống điện.
C. Không sử dụng C để dập tắt trên người hoặc kim loại kiềm.
D. Không sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
Câu 3: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?
A. Gọi cấp cứu y tế.
B. Mở toang cửa sổ cho thủy ngân bay ra hết.
C. Lấy chổi và hót rác gom thật nhanh gọn, không đeo khẩu trang.
D. Đóng kín cửa lại, đeo khẩu trang và găng tay, dùng chổi mềm quét dọn.
Câu 4: Sau khi uống phải nước chứa độc trong phòng thực hành, hành động nào không nên làm?
A. Thông báo ngay cho cô giáo hướng dẫn.
B. Cố gắng nôn hết những gì vừa uống.
C. Đến ngay trạm y tế gần nhất.
D. Mặc kệ vì chưa có biểu hiện gì.
Câu 5: Quan sát bộ thiết bị thí nghiệm dưới đây và cho biết khi sử dụng và bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?
A. Đèn chiếu sáng ->Tránh rơi, vỡ, để nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm thấp, gần chất gây cháy nổ.
B. Có thể để đèn ở bất kì đâu, kể cả nơi ẩm thấp vì đèn được làm bằng thủy tinh rất dễ bảo quản.
C. Khi làm thực hành xong, cần để y nguyên vị trí các thiết bị như ban đầu.
D. Khi làm thực hành xong, cần tháo các thiết bị đi rửa sạch với nước.
=> Giáo án vật lí 10 chân trời bài 2: Vấn đề an toàn trong vật lí (1 tiết)