PPCT tin học 7 cánh diều
Dưới đây là phân phối chương trình môn tin học 7 sách cánh diều. Bản PPCT này là tham khảo. Thầy cô tải về và điều chỉnh để phù hợp với địa phương của mình.
Một số tài liệu quan tâm khác
TRƯỜNG:THCS……………………. TỔ: Họ và tên giáo viên: …………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN TIN HỌC LỚP 7 - SGK CÁNH DIỀU
- Kế hoạch dạy học
- Phân phối chương trình
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 7 NĂM HỌC 2022-2023.
Học kì I: 18 tuần x 1 tiết/ tuần = 18 tiết
Học kì II: 17 tuần x 1 tiết/ tuần = 17 tiết
Cả năm: 35 tiết
STT | Bài học (1) | Số tiết (2) | Yêu cầu cần đạt (3) | |
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG | ||||
1 | Bài 1. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân | 01 | - Nhận biết được các thiết bị vào – ra cơ bản và thông dụng nhất. - Biết được có nhiều loại máy tính cá nhân với các kiểu thiết bị vào – ra khác nhau - Biết được một số thiết bị có thể vừa là đầu vào vừa là đầu ra | |
2 | Bài 2+3. Các thiết bị vào – ra , Thực hành các thiết bị vào - ra | 01 | - Biết được thiết bị vào – ra là gì - Biết được một số thiết bị vào – ra qua ví dụ minh họa - Kết nối được màn hình, bàn phím, chuột với máy tính để sử dụng. - Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho các thiết bị và hệ thống xử lí thông tin. | |
3 | Bài 4. Một số chức năng của hệ điều hành | 01 | - Biết được hệ điều hành là một phần mềm đặc biệt, làm những việc khác với phần mềm ứng dụng - Phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng. - Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng. - Biết được các biện pháp cơ bản cần thực hiện để bảo vệ an toàn dữ liệu. | |
4 | Bài 5. Thực hành khám phá trình quản lí tệp | 01 | - Biết được trình quản lí hệ thống tệp là gì và những chức năng chính của nó - Hiểu được ý nghĩa quan trọng của phần mở rộng trong tên tệp - Biết được tệp chương trình cũng là dữ liệu, được lưu trữ trong máy tính như mọi tệp khác. - Thao tác được trong cửa sổ làm việc của trình quản lí hệ thống tệp | |
5 | Bài 6. Thực hành thao tác với tệp và thư mục |
| - Biết và sử dụng được một số nút lệnh thường dùng của trình quản lí hệ thống tệp File Explorer - Thao tác thành thạo với tệp và thư mục: tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa tệp và thư mục. | |
CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN | ||||
6 | Bài 1+2. Giới thiệu mạng xã hội, Thực hành sử dụng mạng xã hội | 01 | - Nêu được tên một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó - Nêu được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội. Nhận biết được một số website là mạng xã hội. - Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin. - Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái - Tạo được tài khoản và hồ sơ cá nhân, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. | |
7 | Bài 3. Trao đổi thông tin trên mạng xã hội | 01 | - Thực hành giao lưu, trao đổi thông tin trên mạng xã hội Facebook - Biết được lợi ích của mạng xã hội, đồng thời nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. | |
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ | ||||
8
| Bài 1. Ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội | 01
| - Thực hiện được giao tiếp qua mạng (trực tuyến hay không trực tuyến) theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hóa. | |
9 | Bài 2. Ứng xử tránh rủi ro trên mạng xã hội |
| - Biết được tác hại của bệnh nghiệm Internet, từ đó có ý thức phòng tránh - Ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc trên các kênh thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi - Biết nhờ nười lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng - Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền thông tin. | |
10 | Kiểm tra giữa kì 1 | 01 | - Học sinh nắm được kiến thức của các bài đã học giữa học kì 1 | |
CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC | ||||
11 | Bài 1. Làm quen với bảng tính điện tử | 01 | - Biết được phần mềm bảng tính điện tử dùng để làm gì và một số tính năng ưu việt của nó - Biết được một số thành phần cơ bản trong cửa sổ làm việc của Excel và một số nhóm lệnh, nút lệnh tương tự như trong Word. | |
12 | Bài 2. Làm quen với trang tính | 01 | - Biết được sổ tính, trang tính là gì - Biết được ô, hàng, cột, tên hàng, tên cột, địa chỉ ô là gì - Thực hiện được các thao tác đơn giản với ô, hàng, cột - Gõ nhập được các thao tác đơn giản với ô, hàng, cột - Gõ nhập được dữ liệu vào đúng ô đích | |
13 | Bài 3. Làm quen với trang tính ( tiếp) | 01 | - Biết được hộp tên là gì, thanh công thức là gì và mối liên quan đến ô dữ liệu. - Biết được khối ô là gì - Thực hiện được các thao tác sao chép, di chuyển khối ô | |
14 | Bài 4. Định dạng hiển thị dữ liệu số | 01 | - Biết được Excel đã làm sẵn nhiều định dạng hiển thị số liệu - Thực hiện được thao tác áp dụng một số định dạng số thông dụng | |
15 | Bài 5. Định dạng số tiền và ngày tháng | 01 | - Biết được Excel có sẵn các định dạng số tiền và ngày tháng cho nhiều quốc gia. - Thực hiện được thao tác áp dụng định dạng số tiền và ngày tháng kiểu Việt Nam. | |
16 | Bài 6. Thực hành lập sổ theo dõi thu chi cá nhân | 01 | - Phác thảo được thiết kế sơ bộ một sổ theo dõi thu chi cá nhân - Thực hiện được việc tạo lập sổ tính Excel theo thiết kế - Nhập được một số ô dữ liệu vào sổ và định dạng phù hợp | |
17 | Ôn tập | 01 | -Hệ thống lại kiến thức đã học | |
18 | Kiểm tra học kì I | 01 | - Học sinh nắm được kiến thức của học kì 1 - Thực hành chính xác | |
19 | Bài 7. Công thức tính toán dùng địa chỉ của các ô dữ liệu | 01 | - Biết được cách dùng địa chỉ ô trong công thức - Thực hiện được thao tác nhập công thức với một số phép toán thông dụng trong Excel - Tạo được bảng tính đơn giản có các ô là kết quả tính toán theo công thức từ các ô khác - Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu. - Biết được Excel có thể tự động điền công thức theo mẫu | |
29 | Bài 8. Sử dụng một số hàm có sẵn |
| - Biết được Excel có sẵn nhiều hàm xử lí dữ liệu. - Biết được đầu vào cho một hàm có thể là dữ liệu trực tiếp hay địa chỉ ô, địa chỉ khối ô - Biết cách thức chung để nhập đầu vào, sử dụng hàm số trong công thức - Sử dụng được các hàm SUM, AVERAGE, MIN, MAX, COUNT | |
21 | Bài 9. Định dạng trang tính và in |
| - Thực hiện được các thao tác định dạng cơ bản cho trang tính, bao gồm định danggj chữ, căn chỉnh dữ liệu trong ô tính. - Biết cách in trang tính | |
22 | Bài 10. Thực hành tổng hợp |
| - Sử dụng được một số chức năng cơ bản của bảng tính - Tạo được bảng tính để giải quyết một vài công việc cụ thể, đơn giản, thiết thực | |
23 | Bài 11. Luyện tập sử dụng phần mềm bảng tính |
| - Sử dụng được một số chức năng cơ bản của bảng tính - Tạo được bảng tính để giải quyết một vài công việc cụ thể, đơn giản, thiết thực | |
24 | Bài 12. Tạo bài trình chiếu |
| - Nhận biết được một số lợi ích cơ bản của phần mềm trình chiếu - Biết tạo bài trình chiếu có tiêu đề, theo cấu trúc phân cấp | |
25 | Bài 13. Thực hành định dạng trang chiếu |
| - Thực hiện được chọn màu nền cho trang chiếu - Thực hiện được định dạng văn bản cho trang chiếu | |
26 | Kiểm tra giữa kỳ II | 01 | -Hệ thống lại kiến thức đã học | |
27 | Bài 14. Thêm hiệu ứng cho trang chiếu |
| - Tạo được hiệu ứng xuất hiện cho các trang chiếu và các đối tượng trên trang chiếu một cách phù hợp. | |
28 | Bài 15. Thực hành tổng hợp bài trình chiếu | 01 | - Nêu được các chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu - Tạo được bài trình chiếu phục vụ học tập và công việc trên phần mềm PowerPoint - Sao chép được dữ liệu từ tệp văn bản sang tệp trình chiếu | |
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH- KHÁI NIỆM THUẬT TOÁN VÀ BIỂU DIỄN THUẬT TOÁN | ||||
29 | Bài 1. Tìm kiếm tuần tự | 01 | - Mô phỏng được hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự trên một bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ. - Biết được khi dãy không có thứ tự thì phải tìm kiếm tuần tự - Biết được có hai loại bài toán tìm kiếm. | |
30 | Bài 2. Tìm kiếm nhị phân |
| - Mô phỏng được hoạt độn của thuật toán tìm kiếm nhị phân trên một bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ. - Biết được tìm kiếm nhị phân nhanh hơn tìm kiếm tuần tự - Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn | |
31 | Bài 3. Sắp xếp chọn | 01 | - Biết được bài toán sắp xếp là gì - Biết được ý tưởng sắp xếp chọn - Mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp chọn bằng các bước thủ công trên một bộ dữ liệu có kích thước nhỏ. | |
32 | Bài 4. Sắp xếp nổi bọt | 01 | - Biết được thế nào sắp xếp nổi bọt - Mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho một dãy đầu vào kích thước nhỏ. | |
33 | Bài 5. Thực hành mô phỏng các thuật toán tìm kiếm và sắp xếp. | 01 | - Mô phỏng được hoạt động của một số thuật toán tìm kiếm, sắp xếp bằng các bước thủ công (không cần dùng máy tính) trên một bộ dữ liệu có kích thước nhỏ. | |
34 | Ôn tập | 01 | - Các em nắm chắc được cấu trúc lặp và rẽ nhánh và hiểu thêm được ý nghĩa - Biết cách thực hành thành thạo trên máy tính | |
35 | Kiểm tra cuối học kì 2 | 01 | - Học sinh nắm được kiến thức của học kì 2 - Thực hành chính xác | |
Kiểm tra và đánh giá:
Bài kiểm tra, đánh giá
| Thời gian (1) | Thời điểm (2) | Yêu cầu cần đạt (3) | Hình thức (4) |
Giữa Học kỳ 1 | 45 phút | Tuần 10 | - Học sinh nắm được kiến thức các chủ đề A, C, D | Kiểm tra viết |
Cuối Học kỳ 1 | 45 phút | Tuần 18 | - Học sinh nắm được kiến thức của học kì 1 - Thực hành chính xác | Kiểm tra viết |
Giữa Học kỳ 2 | 45 phút | Tuần 26 | - Học sinh nắm được kiến thức chủ đề E | Kiểm tra viết |
Cuối Học kỳ 2 | 45 phút | Tuần 35 | - Học sinh nắm được kiến thức của học kì 2 - Thực hành chính xác | Kiểm tra viết |