Trắc nghiệm Cánh diều Bài 3: Một số loại cây cảnh phổ biến
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Một số loại cây cảnh phổ biến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 4 cánh diều
BÀI 3: MỘT SỐ LOẠI CÂY CẢNH PHỔ BIẾN(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Đâu là tên một loài cây?
A. Cây máy tính
B. Cây bút
C. Cây sáo
D. Cây quất
Câu 2: Loài cây cảnh nào thường được trồng ở trường học?
A. Cây tòng lá đốm
B. Cây hoa ban
C. Cây hoa
D. Cây phong linh
Câu 3: Loài cây nào là biểu tượng của dịp Tết?
A. Hoa sen.
B. Hoa ban.
C. Cây phượng vĩ.
D. Cây đào.
Câu 4: Ngày Tết chúng ta thường trang trí loại cây nào trong nhà?
A. Cây bưởi.
B. Cây đào.
C. Cây nhãn.
D. Cây bàng.
Câu 5: Chúng ta sử dụng loại cây nào để trang trí bàn học, bàn làm việc?
A. Cây sen đá.
B. Cây xương rồng.
C. Cây kim tiền.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Cây quất thuộc loại thân gì?
A. Thân thảo.
B. Thân gỗ.
C. Thân leo.
D. Thân ngắn.
Câu 7: Loài cây nào lá có dạng gai?
A. Cây bàng.
B. Cây sung.
C. Cây si.
D. Cây xương rồng.
Câu 8: Chúng ta sử dụng loại cây nào để trang trí bàn học, bàn làm việc?
A. Cây sen đá.
B. Cây xương rồng.
C. Cây kim tiền.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Đâu không phải tên một loài cây cảnh?
A. Thiết mộc lan.
B. Lưỡi hổ.
C. Hướng dương.
D. Kim phát tài.
Câu 10: Loài cây nào dưới đây dùng để trang trí phòng làm việc?
A. Cúc hoạ mi.
B. Kim phát tài.
C. Phượng vĩ.
D. Bằng lăng.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Lợi ích cây cảnh đối với đời sống là gì?
A. Trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố...
B. Mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người.
C. Giúp con người gần gũi với thiên nhiên.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Đặc điểm của cây quất là gì?
A. Là cây thân gỗ nhỏ, phân cành nhiều, cành mềm nên dễ tạo dáng đẹp.
B. Là cây thân thảo, lá dài và cứng, không phân cành.
C. Lầy cây thân gỗ lớn, phình to ở phía gốc cây.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Đặc điểm của cây lưỡi hổ là gì?
A. Là loại cây thân thảo.
B. Lá dài và cứng, đầu lá nhọn.
C. Ưa sáng và chịu hạn tốt.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Khi cây quang hợp sẽ lấy đi khí gì từ không khí?
A. Hidro.
B. Carbon dioxide.
C. Cabonic.
D. Khí độc.
Câu 5: Lá cây lưỡi hổ có đặc điểm gì?
A. Dài và cứng.
B. Đầu lá nhọn.
C. Có vằn xanh đậm hoặc mép lá màu vàng.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Khi cây quang hợp sẽ tạo ra khí gì?
A. Hidro.
B. Carbon dioxide.
C. Khí độc.
D. Oxygen.
Câu 7: Đâu không phải đặc điểm của cây kim phát tài?
A. Cây thân thảo.
B. Thân ngắn, phình to ở phía gốc cây, mọng nước.
C. Lá hình bầu dục, màu xanh sẫm và bóng.
D. Thường được trưng bày vào dịp tết Nguyên đán.
Câu 8: Tìm đáp án sai?
A. Cây xương rồng lá có dạng gai, mức độ thoát hơi nước thấp.
B. Cây thiết mộc lan không có lá.
C. Lá cây sống đời mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và mọng nước, có màu xanh đậm.
D. Cây sanh tán là rậm rạp, um tùm, vô cùng xanh tốt.
Câu 9: Có nên đặt nhiều cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa không?
A. Có
B. Không
Câu 10: Cây cảnh có rất nhiều loại khác nhau, người ta phân biệt các loại cây cảnh nhờ vào đặc điểm nào?
A. Đặc trưng về thân.
B. Đặc trưng về lá.
C. Đặc trưng về hoa.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
“Vào dịp tết Nguyên đán, việc trang trí ngôi nhà bằng cây hoặc cành …, cây hoặc cành… đã trở thành một nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam, tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui và tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc.”
A. Hồng, sen.
B. Ly, cúc.
C. Quất, tắc.
D. Đào, mai.
Câu 2: Cây kim phát tài còn có tên gọi khác là gì?
A. Cây tòng lá đốm.
B. Cây kim tiền.
C. Cây chuỗi ngọc.
D. Cây bạch trạng.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
“Từng gai nhọn tỏa vươn
Mạnh mẽ hồn bất diệt
Thời tiết dù khắc nghiệt
Vẫn tha thiết đâm trồi
Một sức mạnh sinh sôi
Thành hoa đời em đó
Em mãi luôn chứng tỏ
Là hoa đỏ ….”
A. Lưu ly.
B. Thiết mộc lan.
C. Cọ cảnh.
D. Xương rồng.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Em rút ra được bài học gì sau khi học xong bài “Một số loại cây cảnh phổ biến”?
A. Phải biết chăm sóc cây cảnh cẩn thận.
B. Cây cảnh có rất nhiều lợi ích đối với đời sống của con người.
C. Cây cảnh giúp đời sống tươi đẹp hơn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Cây quất có ý nghĩa gì với đời sống con người?
A. Mang lại sự ấm no, hạnh phúc.
B. Mang lại may mắn, sung túc.
C. Mang lại tiền tài, của cải.
D. Mang lại hạnh phúc, giàu sang.