Giáo án kì 2 công nghệ 4 cánh diều
Có đủ giáo án word + PPT kì 2 công nghệ 4 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 công nghệ 4 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 2 CÔNG NGHỆ 4 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 1 Lợi ích của hoa và cây cảnh
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 2 Một số loại hoa phổ biến
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 3 Một số loại cây cảnh phổ biến
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 4 Chậu và giá thể trồng hoa, cây cảnh
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 5 Gieo hạt và trồng cây con trong chậu
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 6 Trồng và chăm sóc hoa trong chậu
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 7 Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu
CHỦ ĐỀ 2. THỦ CÔNG KĨ THUẬT
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 8 Giới thiệu bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 9 Lắp ghép mô hình cái đu
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 10 Lắp ghép mô hình robot
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 11 Đồ chơi dân gian
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 12 Làm chong chóng
- Giáo án công nghệ 4 Cánh diều bài 13 Làm đèn lồng
=> Xem nhiều hơn: Giáo án công nghệ 4 cánh diều đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 CÔNG NGHỆ 4 CÁNH DIỀU
Giáo án word bài 13 Làm đèn lồng
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 13: LÀM ĐÈN LỒNG
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm được đèn lồng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn.
- Tính toán chi phí cho một đèn lồng đồ chơi tự làm.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực làm được đồ chơi theo sự phân công, hướng dẫn và đúng thời gian quy định.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hình thành được ý tưởng trang trí đèn lồng đồ chơi theo ý muốn hoặc tận dụng vật liệu tái chế để làm ra sản phẩm.
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận biết được các bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm đèn lồng đồ chơi.
- Năng lực sử dụng công nghệ:
+ Lựa chọn được vật liệu, dụng cụ làm đèn lồng đồ chơi đúng yêu cầu.
+ Làm được đèn lồng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn.
+ Tính toán chi phí cho một đèn lồng đồ chơi tự làm.
+ Sử dụng an toàn đèn lồng đồ chơi do mình làm ra.
- Năng lực đánh giá công nghệ: Giới thiệu được sản phẩm do mình làm và nhận xét được sản phẩm theo các tiêu chí đánh giá.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức thực hành nghiêm túc, luôn cố gắng đạt kết quả tốt.
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn dụng cụ làm thủ công và ý thức tiết kiệm vật liệu làm đồ dùng học tập.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với GV:
- Một số hình ảnh tiến trình làm đèn lồng đồ chơi trong SGK.
- Video hướng dẫn các bước tiến hành làm chong chóng.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu làm đèn lồng đồ chơi và làm một số sản phẩm mẫu (một số mẫu đèn lồng khác nhau, đèn lồng từ vật liệu tái chế,...).
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và nhu cầu tìm hiểu cách làm chong chóng đồ chơi phù hợp lứa tuổi. b. Cách tiến hành - GV tổ chức trò chơi “Thi kể”.
- GV phổ biến luật chơi: + Mỗi HS kể tên một đồ chơi dân gian thường được chơi trong dịp tết Trung thu. + Tên đồ chơi kể sau không trùng với tên gọi đồ chơi đã kể trước đó. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 13 – Làm đèn lồng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (A). SẢN PHẨM MẪU Hoạt động 1: Xác định bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm đèn lồng đồ chơi a. Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm đèn lồng đồ chơi. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát mẫu, đọc nội dung trong trang 63 SGK Mục A. SẢN PHẨM MẪU và thực hiện yêu cầu: + Em hãy nêu tên các bộ phận chính của đèn lồng đồ chơi. + Hãy nêu yêu cầu sản phẩm đèn lồng đồ chơi. - GV gọi đại diện 1 – 2 HS trả lời, yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung. - GV cùng HS thống nhất: + Đèn lồng đồ chơi gồm thân đèn, đuôi đèn và tay cầm, bộ phận phát sáng (nếu có) + Yêu cầu sản phẩm là đầy đủ các bộ phận; chắc chắn, cân đối; trang trí đẹp. (B). CHUẨN BỊ VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ Hoạt động 2: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ làm đèn lồng đồ chơi a. Mục tiêu: Lựa chọn được vật liệu, dụng cụ làm đèn lồng đồ chơi đúng yêu cầu. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. - GV yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm mẫu, hình ảnh các dụng cụ, vật liệu và thảo luận lựa chọn dụng cụ, vật liệu và tính toán số lượng cần thiết. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lên bảng trình bày. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có). - GV nhận xét, thống nhất cùng HS:
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1. Làm đèn lồng đồ chơi a. Mục tiêu: Làm được đèn lồng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Làm mẫu quan sát - GV chiếu video hướng dẫn làm đèn lồng và yêu cầu HS quan sát: https://youtu.be/mfSKwMNeNu0 - GV sử dụng các dụng cụ, vật liệu theo tính toán làm mẫu từng bước làm đèn lồng. + Bước 1. Làm thân đèn lồng. + Bước 2. Làm tay cầm đèn lồng Chọn giấy bìa màu, vẽ và cắt hình chữ nhật có kích thước 1 cm × 28 cm. Bôi keo sữa vào mép hai cạnh ngắn và dán vào phía trong trụ thân đèn lồng làm tay cầm. + Bước 3. Làm đuôi đèn lồng + Bước 4. Trang trí Dùng bút màu để trang trí hoặc cắt thêm một số chi tiết rồi dán vào đèn lồng theo ý thích. - GV nhắc nhở HS thực hiện theo đúng trình tự các bước, lưu ý một số thao tác khó:
|
- HS tích cực tham gia trò chơi. - HS chú ý lắng nghe luật chơi và hăng hái chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS xung phong trả lời.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS chia thành các nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Các nhóm xung phong trình bày.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát video.
- Cả lớp chú ý quan sát GV làm và hướng dẫn.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
|
=> Xem nhiều hơn:
II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 4 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint bài Trồng và chăm soccs cây cảnh trong chậu
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM 5
Nhân dịp sinh nhật, em được người thân tặng một chậu cây cảnh để trang trí bàn học. Em cần làm gì để cây luôn tươi đẹp?
Gợi ý
Cần phải thực hiện biện pháp chăm sóc cây cảnh như:
- Cung cấp ánh sáng
- Tưới nước
- Bón phân
- Lau lá
- Cắt tỉa,...
BÀI 7
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRONG CHẬU
NỘI DUNG BÀI HỌC
Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu
Trồng và chăm sóc cây kim tài trong chậu
01 TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LƯỠI HỔ TRONG CHẬU
Hãy quan sát các hình ở tr.34, 35 SGK và thực hiện yêu cầu
- Kể tên của các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu có trong hình.
Tên của các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu
Cây con Chậu và đĩa lót Bình tưới cây
Giá thể Sỏi dăm Khăn lau
Phân bón NPK Xẻng nhỏ Găng tay
Các em quan sát hình tr.35, 36 SGK, đọc thông tin trong hình của 7 thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu và thực hiện yêu cầu
- Mô tả từng thao tác theo trình tự.
Các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu
Dùng xẻng nhỏ xúc sỏi dăm đổ xuống đáy chậu.
Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào chậu một lượng vừa đủ.
Đặt cây lưỡi hổ đứng thẳng giữa chậu.
Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào ngang miệng chậu.
Dùng hai tay ấn nhẹ giá thể xung quanh gốc cây cho chắc chắn.
Rải sỏi dăm xung quanh gốc cây sao cho che kín giá thể.
Tưới nước đủ ẩm xung quanh gốc cây.
Các em xem video sau để nắm được cách trồng cây lưỡi hổ
- Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ vì nếu không có ánh sáng cây sẽ bị yếu.
Các em quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở mục “Cung cấp ánh sáng” ở tr.36 SGK và trả lời câu hỏi
- Vì sao cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ?
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Các em quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở mục “Tưới nước” ở tr.37 SGK và trả lời câu hỏi
Bạn Bình làm đúng do cây lưỡi hổ chịu hạn rất tốt nên không cần phải tưới nhiều và không cần tưới thường xuyên.
Ngày nào An cũng tưới nước cho cây.
Bình chỉ tưới mỗi tuần một lần. Bởi vì cây lưỡi hổ chịu hạn tốt và không ưa nhiều nước.
- Em thấy bạn An hay bạn Bình làm đúng?
Các em quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở mục “Bón phân” ở tr.37 SGK và thực hiện yêu cầu
- Mô tả công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu.
Công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu
Nhặt sỏi trên bề mặt giá thể để vào khay.
Lấy khoảng 2 thìa cà phê phân bón rắc đều xung quanh gốc cây.
Dùng xẻng nhỏ trộn đều phân bón với lớp giá thể phía trên và lấp kín phân bón.
Rải lại sỏi lên trên che kín giá thể.
Các em quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở mục “Lau lá” ở tr.38 SGK và thực hiện yêu cầu
Các thao tác lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu
- Làm ướt khăn mềm bằng nước sạch.
- Dùng khăn mềm và ướt, lau lá nhẹ nhàng từ trên xuống dưới cho sạch bụi bẩn giúp lá bóng đẹp.
Các thao tác lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu
Lưu ý
- Khi lau lá, phải dùng khăn sạch, mềm và ẩm, lau một chiều từ trong ra ngoài lá, lau nhẹ nhàng tránh làm xước lá.
Hãy quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở mục “Cắt tỉa” ở tr.38 SGK và thực hiện yêu cầu
- Mô tả công việc cắt tỉa cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu.
Công việc cắt tỉa cây lưỡi hổ là dùng kéo cắt bỏ những lá vàng, úa.
THỰC HÀNH
=> Xem nhiều hơn:
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công nghệ 4 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án công nghệ 4 cánh diều, tải giáo án công nghệ 4 cánh diều, tải trọn bộ giáo án kì 2 công nghệ 4 cánh diều, tải giáo án word và điện tử công nghệ 4 kì 2 cánh diều