Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 10 chân trời Bài 6: Văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 10 Bài 6: Văn minh Ấn Độ thời cổ – trung đại sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 6. VĂN MINH ẤN ĐỘ THỜI CỔ TRUNG ĐẠI
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những đặc điểm nào sau đây mô tả đúng về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ?
A. Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa.
B. Khí hậu của Ấn Độ chủ yếu là vùng ôn đới, không có sự thay đổi lớn theo mùa.
C. Đồng bằng hạ lưu của sông Ấn và sông Hằng là nơi phát tích của nền văn minh Ấn Độ cổ đại.
D. Khu vực phía nam có cao nguyên Đề-can, là nơi có đất đai màu mỡ nhất để phát triển nền văn minh.
Đáp án:
A. Đúng | B. Sai | C. Đúng | D. Sai |
Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những đặc điểm nào phản ánh tình hình chính trị - xã hội của Ấn Độ trong thời kỳ cổ đại?
A. Vào thiên niên kỷ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước với các trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố.
B. Từ thế kỷ IV, chế độ phong kiến đã phát triển thịnh đạt dưới sự cai trị của vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
C. Vào giữa thiên niên kỷ II TCN, nền văn minh sông Hằng của người A-ri-a là giai đoạn cổ xưa nhất trong lịch sử Ấn Độ.
D. Thời kỳ trung đại kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh vào giữa thế kỷ XX.
Đáp án:
Câu 3: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Thành tựu nào dưới đây không phải là thành tựu văn học của Ấn Độ?
A. Kinh Vê-đa.
B. Bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Tiểu thuyết "Sơ-cun-tơ-la" của tác giả Ka-li-đa-sa.
D. Tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao.
Đáp án:
Câu 4: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những đặc điểm nào mô tả các tôn giáo chính của nền văn minh Ấn Độ?
A. Bà La Môn giáo là tôn giáo cổ xưa nhất.
B. Hin-đu giáo ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo và chia thành ba phái.
C. Đạo Phật xuất hiện vào thế kỷ VI TCN và chủ trương phân biệt đẳng cấp trong xã hội.
D. Phật giáo chủ trương tránh làm điều ác, làm điều thiện và giải thoát thông qua “Tứ diệu đế” và “Bát chính đạo”.
Đáp án:
Câu 5: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những đặc điểm nào sau đây mô tả sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ?
A. Cư dân bản địa sống ở lưu vực sông Ấn được gọi là người Ha-ráp-pan.
B. Người A-ri-an gốc I-ran chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn vào đầu thiên niên kỉ III TCN.
C. Phía nam Ấn Độ chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an, và có sự du nhập của nhiều tộc người khác sau này.
D. Ấn Độ chỉ có một tộc người duy nhất sinh sống và phát triển từ xa xưa.
Đáp án:
Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những lý do nào giải thích cho việc tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
A. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại chủ yếu phục vụ cho các tôn giáo như Hinđu giáo, Phật giáo, và Hồi giáo.
B. Nghệ thuật Ấn Độ không liên quan đến tôn giáo mà chỉ phản ánh cuộc sống thường ngày.
C. Nghệ thuật Ấn Độ kết hợp giữa tinh thần tôn giáo và hiện thực cuộc sống, như tượng nhiều tay nhiều đầu phỏng theo tư thế của các đội múa.
D. Tinh thần tôn giáo không có vai trò quan trọng trong nghệ thuật Ấn Độ cổ đại.
Đáp án:
Câu 7: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những thành tựu nào của người Ấn Độ đã đánh dấu sự phát triển của khoa học nhân loại?
A. Người Ấn Độ sáng tạo ra hệ thống 10 chữ số và số 0, giúp phát triển toán học.
B. Người Ấn Độ phát minh ra thuốc súng.
C. Người Ấn Độ nhận thức chính xác về hình dạng Trái Đất và các hành tinh trong hệ mặt trời.
D. Y học Ấn Độ cổ đại đa phần chỉ tập trung vào việc sử dụng thảo mộc mà không chủ trọng phát triển phẫu thuật.
Đáp án: