Trắc nghiệm đúng sai Vật lí 8 chân trời Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 8 chân trời sáng tạo
BÀI 21: HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN
Câu 1: Khi thước nhựa cọ xát vào vải khô thì thấy hiện tượng gì? Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Khi thước nhựa cọ xát vào vải khô, nó bị nhiễm điện.
b) Thước nhựa sau khi cọ xát không thể hút vụn giấy.
c) Hiện tượng này chỉ xảy ra với thước nhựa, không xảy ra với các vật liệu khác.
d) Cọ xát là một cách để làm cho vật bị nhiễm điện.
Câu 2: Khi cọ thủy tinh vào lụa thì thấy hiện tượng gì? Em hãy hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa, thanh thủy tinh bị nhiễm điện âm.
b) Lụa sau khi cọ xát với thanh thủy tinh sẽ nhiễm điện âm.
c) Chỉ có thanh thủy tinh mới bị nhiễm điện khi cọ xát với lụa.
d) Hiện tượng nhiễm điện này xảy ra do sự trao đổi electron giữa hai vật.
Câu 3: Cọ xát hai thanh nhựa PVC giống nhau bằng cùng một loại vải khô. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Hai thanh nhựa giống nhau khi cọ xát bằng cùng một loại vải sẽ nhiễm điện cùng dấu.
b) Khi hai vật nhiễm điện cùng loại được đưa lại gần nhau, chúng sẽ hút nhau.
c) Quá trình cọ xát làm cho thanh nhựa nhận thêm electron từ vải.
d) Nếu một thanh nhựa nhiễm điện dương và một thanh nhựa nhiễm điện âm, chúng sẽ đẩy nhau.
Câu 4: Nếu cọ xát một thanh nhựa PVC bằng vải khô và cọ xát một thanh thủy tinh bằng lụa thì cả hai sẽ nhiễm điện. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Khi cọ xát thanh nhựa PVC bằng vải khô, thanh nhựa nhiễm điện tích dương.
b) Thanh thủy tinh sau khi cọ xát bằng lụa sẽ nhiễm điện tích dương.
c) Hai vật nhiễm điện trái dấu sẽ đẩy nhau.
d) Khi đưa thanh nhựa PVC và thanh thủy tinh đã nhiễm điện lại gần nhau, chúng sẽ hút nhau.
Câu 5: Cho hình ảnh hiện tượng sét:
Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Sét chỉ xuất hiện khi trời quang đãng, không có mưa dông.
b) Hiện tượng sét xảy ra do các đám mây tích điện trái dấu tiến đến gần nhau.
c) Sét phát sáng là do sự phóng tia lửa điện với cường độ lớn xuống mặt đất hoặc giữa các đám mây.
d) Các luồng không khí chuyển động và ma sát lẫn nhau không ảnh hưởng đến việc các đám mây bị nhiễm điện.