Kênh giáo viên » Khoa học 4 » Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức

Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức

Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn khoa học 4 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

BÀI 4. KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU?

TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Không khí có ở đâu?

  1. Không khí có ở xung quanh chúng ta
  2. Không khí chỉ có ở dưới biển
  3. Không khí chỉ có ở trong lòng đất
  4. Không khí chỉ có ở trên mặt đất

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về không khí

  1. Không khí có màu xanh nhạt
  2. Không khí không màu
  3. Màu của không khí thay đổi dựa theo thời tiết
  4. Màu của không khí thay đổi theo nhiệt độ môi trường

 

Câu 3: Tính chất chung của không khí là

  1. Trong suốt, không màu
  2. Không mùi
  3. Không vị
  4. Cả A, B, C

 

Câu 4: “Không khí…..nhất định mà có hình dạng của….”. Từ thích hợp điền vào “…” là

  1. Có hình dạng nhất định; hình tròn
  2. Có hình dạng nhất định; hình vuông
  3. Không có hình dạng nhất định; vật chứa nó
  4. Không có hình dạng nhất định; vật nó chứa

 

Câu 5: Không khí có thể

  1. Bị nén lại
  2. Dãn ra
  3. Có hình dạng cố định
  4. Cả A và B

 

Câu 6: Thành phần chính của không khí gồm

  1. Khí oxygen
  2. Khí nitrogen
  3. Khí carbon dioxide
  4. Cả A, B, C

 

Câu 7: Không khí có ở

  1. Trong các vật đặc khít
  2. Mọi chỗ rỗng bên trong vật
  3. Bên ngoài vũ trụ
  4. Trên sao Thủy

 

Câu 8: Ngoài các khí như oxygen, nitrogen, trong không khí còn có

  1. Hơi nước
  2. Bụi
  3. Rác thải
  4. Cả A và B

 

Câu 9: Trong không khí có bụi nên

  1. Bàn ghế để lâu ngày không lau sẽ bị bẩn
  2. Sàn nhà lâu không lau vẫn sáng bóng
  3. Đồ vật để lâu bên ngoài không bị bẩn
  4. Đi mua đồ ăn nấu sẵn bên ngoài có thể không đậy kĩ

 

Câu 10: Chất có thành phần nhiều nhất trong không khí là

  1. Oxygen
  2. Nitrogen
  3. Bụi
  4. Hơi nước

 

Câu 11: Chất có thành phần nhiều thứ hai trong không khí là

  1. Oxygen
  2. Nitrogen
  3. Bụi
  4. Hơi nước

 

Câu 12: Không khí không có ở

  1. Trong chai thủy tinh rỗng
  2. Trong lớp học
  3. Trong quả cầu gỗ đặc ruột
  4. Trong săm xe đạp

 

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về không khí?

  1. Không khí trong suốt
  2. Không khí có màu trắng đục
  3. Không khí có màu be
  4. Không khí có màu xanh nhạt

 

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tính chất không khí?

  1. Không khí có ở xung quanh mọi vật
  2. Không khí có mặt ở bên trong tất cả mọi vật
  3. Không khí có ở mọi chỗ rỗng bên trong vật
  4. Cả A và C

 

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của không khí?

  1. Không khí trong suốt, không màu
  2. Không có hình dạng nhất định và có mùi thơm đặc trưng
  3. Có hình dạng của vật chứa nó
  4. Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra

 

II. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Một cái chai rỗng đựng không khí, khi đó không khí sẽ có hình gì?

  1. Hình tròn
  2. Hình dạng của cái chai đựng nó
  3. Hình vuông
  4. Hình tam giác

 

Câu 2: Khi nhúng chìm một chai rỗng xuống nước, ta thấy có các bọt khí nổi lên, điều này chứng tỏ

  1. Trong chai có không khí
  2. Trong chai có nước
  3. Trong chai có C sủi
  4. Đáp án khác

 

Câu 3: Nhúng chìm bơm tiêm rỗng xuống nước ta thấy có bọt khí nổi lên, điều này chứng tỏ

  1. Trong bơm tiêm có nước
  2. Trong bơm tiêm có cát
  3. Trong bơm tiêm có không khí
  4. Trong bơm tiêm có keo

 

Câu 4: Khi ta dùng sách để quạt thì da mặt cảm nhận được hơi mát, điều đó chứng tỏ

  1. Quyển sách có chất lượng tốt
  2. Không khí ở xung quanh ta
  3. Quyển sách này có nhiều trang
  4. Giấy để làm sách có chất lượng tốt

 

Câu 5: Mẹ mua cho Nam rất nhiều bóng bay, sau khi thổi không khí vào để làm căng phồng các quả bóng bay đó, Nam nhận thấy chúng có hình dạng khác nhau. Điều đó chứng tỏ

  1. Không khí có hình tròn giống quả bóng bay
  2. Không khí có hình trái tim
  3. Không khí có hình dạng nhất định, thường giống hình vật chứa nó và không thay đổi hình dạng trong một thời gian dài
  4. Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó

 

Câu 6: Khi nhúng một quả bóng bay căng phồng vào trong nước thấy một chỗ trên quả bóng xuất hiện bọt nước, điều đó có nghĩa là

  1. Trên quả bóng có chỗ bị thủng
  2. Có quá nhiều không khí trong quả bóng
  3. Quả bóng sắp bị nổ
  4. Cả B và C

 

Câu 7: Khi bơm xe đạp, lúc ta nhấc thân bơm lên

  1. Không khí tràn ra môi trường xung quanh
  2. Không khí tràn vào đầy thân bơm
  3. Không khí bị nén lại
  4. Không khí bị nén lại và tràn ra ngoài

 

III. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Không khí có thê bị nén lại hoặc dãn ra. Tính chất này có thể được ứng dụng trong việc

  1. Bơm xe đạp
  2. Vá săm xe đạp
  3. Chế tạo nồi áp suất
  4. Cả A, B, C

 

Câu 2: Có thể kiểm chứng tính chất “không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra” thông qua thí nghiệm nào sau đây?

  1. Nhúng chai rỗng xuống nước
  2. Bịt kín đầu bơm tiêm lại rồi dùng ngón tay ấn ruột bơm tiêm vào sâu trong vỏ bơm tiêm, sau đó lại thả tay ra
  3. Nhúng miếng bọt biển xuống nước
  4. Cho chai nước ngọt vào chậu đựng nước

 

Câu 3: Việc nói “không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó” có thể được kiểm chứng thông qua thí nghiệm nào sau đây?

  1. Bơm không khí vào bóng bay
  2. Bơm không khí vào phao tắm
  3. Bơm không khí vào bánh xe
  4. Cả A, B, C

 

Câu 4: Bạn Nam được học rằng không khí không có mùi, tuy nhiên thỉnh thoảng Nam lại ngửi thấy mùi thơm của hoa ly trong không khí. Em hãy giải thích cho Nam biết tại sao lại như vậy

  1. Vì Nam nhớ sai kiến thức, không khí có mùi tương tự như hương hoa ly
  2. Đó là mùi của hoa ly chứ không phải mùi của không khí
  3. Vì không khí chỗ Nam ở có mùi hoa ly
  4. Vì ở những nơi trồng hoa ly, không khí sẽ có mùi hoa ly

 

Câu 5: Khi cho vào cốc nước vài viên đá, sau một thời gian thấy bên ngoài cốc nước xuất hiện các giọt nước nhỏ. Em hãy vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng đó.

  1. Do cốc nước bị nứt
  2. Đá tan ra khiến lượng nước nhiều lên và chảy ra ngoài
  3. Trong không khí có hơi nước, hơi nước khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ bám xung quanh cốc
  4. Trong không khí có bụi, khi có đá lạnh sẽ làm bụi dễ bám vào cốc và tạo ra những vật giống giọt nước

 

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho hình vẽ và các phát biểu sau

(1) Trong bơm tiêm có chứa không khí

(2) Thí nghiệm này chứng tỏ không khí có thể nén lại hoặc dãn ra

(3) Sau khi ấn bơm tiêm (hình b), trong bơm tiêm không còn không khí nữa

(4) Khi thân bơm tiêm trở về vì trí ban đầu (hình c), không khí cũng trở về dạng ban đầu khi chưa ấn vào thân bơm

Số phát biểu đúng là

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

 

Câu 2: Khi dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm đã được bịt kín đầu dưới, hiện tượng xảy ra là

  1. Không khí trong vỏ bơm tiêm sẽ bị nén lại nên càng đẩy thân bơm vào sâu thì càng nặng và khó đẩy hơn
  2. Không khí trong vỏ bơm tiêm sẽ bị dãn ra nên việc đẩy bơm tiêm trở nên dễ dàng hơn
  3. Không khí trong bơm tiêm dần dần bị đẩy ra ngoài nên dễ đẩy bơm tiêm hơn
  4. Không khí trong bơm tiêm bị đẩy hết ra ngoài sau lần ấn đầu tiên nên sẽ không ảnh hưởng gì đến việc đẩy bơm

 

Câu 3: Khi xe đạp bị thủng săm, người thợ sửa xe có thể phát hiện chỗ bị thủng bằng cách nào sau đây?

  1. Tháo hết không khí ở trong săm ra rồi tìm xem chỗ nào có lỗ thủng
  2. Tháo van săm ra rồi đổ nước vào săm, tìm xem chỗ nào có nước chảy ra
  3. Bơm căng săm rồi lần lượt nhúng từng đoạn săm vào chậu nước, tìm xem chỗ nào có bọt nước nổi lên chứng tỏ săm chỗ đó bị thủng
  4. Cả A, B, C

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT

1. A

2. B

3. D

4. C

5. D

6. D

7. B

8. D

9. A

10. B

11. A

12. C

13. A

14. B

15. B

II. THÔNG HIỂU

1. B

2. A

3. C

4. B

5. D

6. A

7. B

 

III. VẬN DỤNG

1. A

2. B

3. D

4. B

5. C

IV. VẬN DỤNG CAO

1. B

2. A

3. C

Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 150k/học kì - 200k/cả năm

=> Gửi phí xong sẽ nhận đủ tài liệu ngay và luôn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức

Từ khóa: trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập khoa học 4 kết nối tri thức

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay