Trắc nghiệm Khoa học máy tính 12 Kết nối bài 27: Máy tính và Khoa học dữ liệu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học máy tính 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 27: Máy tính và Khoa học dữ liệu. Bộ trắc nghiệm gồm có : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 27: Máy tính và Khoa học dữ liệu

(27 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Giai đoạn đầu tiên trong quy trình Khoa học dữ liệu thường là gì?

A. Phân tích dữ liệu.

B. Thu thập và tiền xử lí dữ liệu.

C. Trực quan hóa dữ liệu.

D. Báo cáo kết quả.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của việc sử dụng máy tính trong xử lí dữ liệu lớn?

A. Tốc độ xử lí nhanh.

B. Khả năng lưu trữ dữ liệu lớn.

C. Độ chính xác cao.

D. Nâng cao khả năng bảo mật dữ liệu.

Câu 3: Việc sử dụng các quy trình tự động trong phân tích dữ liệu gen giúp cải thiện yếu tố nào sau đây?

A. Độ chính xác của kết quả.

B. Tốc độ in ấn.

C. Độ nét của hình ảnh.

D. Màu sắc của dữ liệu.

Câu 4: trong Khoa học dữ liệu, 'làm sạch dữ liệu' chủ yếu thuộc giai đoạn nào?

A. Sau khi phân tích dữ liệu.

B. Trước khi thu thập dữ liệu.

C. Trong quá trình thu thập dữ liệu.

D. Sau khi thu thập dữ liệu và trước khi phần tích dữ liệu.

Câu 5: Quy trình Khoa học dữ liệu gồm những bước nào? 

A. Thu thập và tiền xử lý dữ liệu, khám phá tri thức, phân tích, đánh giá, triển khai và báo cáo kết quả

B. Chỉ thu thập và xử lý dữ liệu

C. Chỉ phân tích và báo cáo kết quả

D. Chỉ khám phá tri thức

Câu 6: Máy tính và thuật toán hiệu quả giúp xử lý dữ liệu lớn như thế nào? 

A. Chỉ lưu trữ dữ liệu

B. Giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng, nhất quán và hiệu quả

C. Chỉ phân tích dữ liệu nhỏ

D. Chỉ giải thích thông tin di truyền

Câu 7: Công việc nào không phải là một phần của quy trình Khoa học dữ liệu?

A. Khám phá tri thức.

B. Phân tích dữ liệu.

C. Tạo lập ngân sách.

D. Triển khai mô hình.

Câu 8: Mục đích chính của việc sử dụng thuật toán hiệu quả trong xử lí dữ liệu lớn là gì?

A. Tăng tốc độ phân tích dữ liệu.

B. Thay đổi định dạng của dữ liệu.

C. Tăng cường độ âm thanh khi xử lí dữ liệu.

D. Làm giảm chất lượng của dữ liệu.

Câu 9: Máy tính giúp gì trong quy trình khoa học dữ liệu? 

A. Xử lý và lưu trữ dữ liệu, phân tích, trực quan hóa và tự động hóa

B. Chỉ xử lý dữ liệu

C. Chỉ lưu trữ dữ liệu

D. Chỉ phân tích dữ liệu

Câu 10: Thuật toán trong dự án HGP giúp làm gì? 

A. Giảm bớt dữ liệu

B. Giải thích thông tin di truyền và xác định gene

C. Lưu trữ dữ liệu không cần phân tích

D. Hạn chế khả năng phân tích dữ liệu

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng về vai trò của máy tính trong Khoa học dữ liệu?

A. Chí thực hiện các phân tích đơn giản.

B. Tạo các biểu đồ và đồ thị trực quan.

C. Xứ lí và lưu trữ dữ liệu.

D. Tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.

Câu 2: Thuật toán hữu hiệu trong xử lí dữ liệu lớn giúp cải thiện khía cạnh nào của việc giải thích thông tin di truyền?

A. Tạo ra mô hình vật lí của gen.

B. Tạo ra hình ảnh 3D của gen.

C. Phát triển trò chơi điện tử về gen.

D. Xác định gen và các đặc tính của chúng.

Câu 3: Vai trò của máy tính trong Khoa học dữ liệu?

  1. Chí thực hiện các phân tích đơn giản.

  2. Tạo các biểu đồ và đồ thị trực quan.

  3. Xứ lí và lưu trữ dữ liệu.

  4. Tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.

Số phát biểu đúng là: 

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4

Câu 4: Điện toán đám mây có thể đem lại lợi ích gì cho Khoa học dữ liệu?

A. Cung cấp tài nguyên tính toán linh hoạt.

B. Cung cấp giải pháp chống virus.

C. Tạo ra dữ liệu mới.

D. Thực hiện phân tích tâm lí con người.

Câu 5: Dự án Hệ gene người (HGP) có dữ liệu lớn như thế nào? 

A. Dữ liệu có kích thước chỉ vài megabyte

B. Dữ liệu có kích thước khoảng một trăm nghìn gigabyte

C. Dữ liệu chỉ bao gồm văn bản đơn giản

D. Dữ liệu không cần lưu trữ

Câu 6: Tại sao xử lý song song là quan trọng trong dự án HGP? 

A. Để giảm thời gian phân tích dữ liệu lớn

B. Để phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng một máy tính duy nhất

C. Để giảm độ phức tạp của dữ liệu

D. Để lưu trữ dữ liệu nhanh hơn

Câu 7: Máy tính và thuật toán trong dự án HGP giúp gì trong quá trình phân tích dữ liệu di truyền? 

A. Làm giảm tốc độ phân tích dữ liệu

B. Tăng tốc độ phân tích dữ liệu và giảm sai sót

C. Không ảnh hưởng đến tốc độ phân tích

D. Chỉ lưu trữ dữ liệu mà không phân tích

...........................................

...........................................

...........................................

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (2 CÂU)

Câu 1: Xử lí song song trong Khoa học dữ liệu nói chung và trong Dự án gen người nói riêng (HGP) có ý nghĩa 

a) Tăng độ chính xác tính toán.

b) Giảm thời gian xử lí dữ liệu lớn.

c) Tăng cường bảo mật dữ liệu.

d) Tăng khả năng xử lí dữ liệu.

Đáp án:

a. S

b. Đ

c. S

d. Đ

...........................................

...........................................

...........................................

=> Giáo án Khoa học máy tính 12 Kết nối bài 27: Máy tính và Khoa học dữ liệu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học máy tính 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay