Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử và Địa lí 5 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA CỦA VIỆT NAM

(46 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (29 CÂU)

Câu 1: Việt Nam nằm ở khu vực:

A. Đông Nam Á.

B. Nam Á.

C. Đông Á.

D. Tây Á.

Câu 2: Phần đất liền của Việt Nam giáp với:

A. Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a.

B. Biển Đông.

C. Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông.

Câu 3: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm:

A. Vùng đất và vùng biển.

B. Vùng đất và vùng trời.

C. Vùng đất, vùng biển và vùng trời.

D. Vùng đất, vùng biển, đảo, hải đảo và vùng trời.

Câu 4: Vùng đất lãnh thổ Việt Nam bao gồm:

  1. Phần đất liền và các đảo, quần đảo.
  2. Phần đất liền và biển, đảo.
  3. Phần đất liền, các đảo và quần đảo xa bờ.
  4. Phần đất liền, biển và quần đảo xa bờ.

Câu 5: Vùng đất lãnh thổ Việt Nam có tổng diện tíc là:

A. 313 nghìn km2.

B. 331 nghìn km2.

C. 330 nghìn km2.

D. 323 nghìn km2.

Câu 6: Vùng trời lãnh thổ Việt Nam bao gồm:

  1. Vùng đất và vùng biển.
  2. Vùng đất và vùng biển, đảo, quần đảo.
  3. Vùng đất, vùng biển, đảo, hải đảo.
  4. Vùng đất, vùng biển và quần đảo xa bờ.

Câu 7: Vùng biển Việt Nam thuộc:

A. Biển Hoa Đông.

B. Biển Hoàng Hải.

C. Biển Đông.

D. Biển Bột Hải.

Câu 8: Vị trí địa lí gây khó khăn gì cho đất nước ta?

  1. Việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường biển và đường hàng không có nhiều hạn chế.
  2. Chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu như: bão, lụt, hạn hán, nước biển dâng,…
  3. Giao thông vận tải, du lịch kém phát triển.
  4. Hạn hán xảy ra quanh năm trên cả nước.

Câu 9: Phần lãnh thổ của nước ta với đường bờ biển dài:

A. 3 260 km.

B. 3 130 km.

C. 2 610 km.

D.  3 610 km.

Câu 10: Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở đâu?

  1. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  2. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  3. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  4. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Câu 11: Điểm cực Nam của nước ta nằm ở đâu?

  1. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
  2. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  3. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  4. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 12: Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam là:

A. 1 650 km.

B. 1 780 km.

C. 1 065 km.

D.  1 877 km.

Câu 13: Nơi hẹp ngang nhất ở nước ta thuộc tỉnh nào, bao nhiêu km?

A. Quảng Trị, khoảng 50 km.

B. Quảng Bình, khoảng 50 km.

C. Huế, khoảng 60 km.

D. Đà Nẵng, khoảng 80 km.

Câu 14: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

A. 60.

B. 61.

C. 62.

D.  63.

Câu 15: Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?

A. 4.

B. 3.

C. 7.

D.  5.

Câu 16: Năm thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta bao gồm:

  1. Hà Nội, Hả Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
  2. Hà Nội, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau.
  3. Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.
  4. Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.

Câu 17: Biểu tượng của đất và con người Việt Nam là:

A. Quốc kì, Quốc huy.

B. Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

C. Quốc kì.

D. Quốc huy.

Câu 18. Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam thể hiện điều gì?

  1. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, nhân dân.
  2. Khát vọng về nền hòa bình, độc lập, tự do.
  3. Mong ước về một Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
  4. Ý chí, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Câu 19. Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm gì?

  1. Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
  2. Hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  3. Hình vuông, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
  4. Hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng.

Câu 20. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài:

A. Làng tôi.

B. Đất nước trọn niềm vui.

C. Giải phóng miền Nam.

D. Tiến quân ca.

Câu 21. Năm cánh sao vàng trên Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tượng trưng cho:

  1. Cách mạng Việt Nam.
  2. Năm tầng lớp cùng đoàn kết trong gia đình các dân tộc Việt Nam.
  3. Hồn nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
  4. Nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam.

Câu 22: Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện điều gì?

  1. Độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn của đất nước Việt Nam.
  2. Ý chí, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
  3. Khát vọng về một Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
  4. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân.

Câu 23: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm gì?

  1. Hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng.

 

  1. Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
  2. Hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  3. Hình vuông, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Câu 24: Hình ảnh bánh xe trên Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tượng trưng cho:

  1. Năm tầng lớp cùng đoàn kết trong gia đình các dân tộc Việt Nam.
  2. Công nghiệp.
  3. Dân tộc Việt Nam.
  4. Cách mạng.

Câu 25: Tượng trưng cho nông nghiệp Việt Nam là hình ảnh:

A. Bông lúa vàng.

B. Ngôi sao vàng năm cánh.

C. Bánh xe.

D. Nền đỏ.

Câu 26: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện điều gì?

  1. Ước vọng của dân tộc Việt Nam về độc lập, hòa bình và sự trường tồn.
  2. Sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam.
  3. Mơ ước về một Việt Nam sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
  4. Khát vọng về một nền hòa bình, độc lập, tự do và về một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Câu 27: Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai sáng tác?

A. Phan Huỳnh Điểu.

B. Văn Cao.

C. Trịnh Công Sơn.

D. Phạm Tuyên.

Câu 28: Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sáng tác năm:

A.  1944.

B. 1946.

C. 1948.

D. 1942.

Câu 29: Quốc ca Việt Nam có nội dung gì?

  1. Cổ vũ tinh thần, lòng yêu nước của mọi người dân Việt Nam cùng đứng lên giành độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam.
  2. Khát vọng về nền hòa bình, độc lập, tự do và về một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.
  3. Mơ ước về một Việt Nam sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
  4. Ước vọng của dân tộc Việt Nam về độc lập, hòa bình và sự trường tồn.

 

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam?

  1. Phần đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Biển Đông.
  2. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất và vùng biển.
  3. Vùng đất gồm toàn bộ phần đất liền, các đảo, quần đảo.
  4. Vùng trời rộng lớn bao trùm vùng đất và vùng biển Việt Nam.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam?

  1. Thiên nhiên phong phú, đa dạng.
  2. Phát triển nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch.
  3. Thuận lợi trong việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.
  4. Chịu ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là động đất và sóng thần.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng về hình dạng lãnh thổ Việt Nam?

  1. Phần lãnh thổ đất liền hẹp ngang, chạy theo chiều bắc – nam, với đường bờ biển dài 3 260 km, cong như hình chữ S.
  2. Khoảng cách giữa cực Bắc và cực Nam là khoảng 1650 km.
  3. Cực Bắc nằm ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  4. Nơi hẹp ngang nhất của nước ta ở tỉnh Quảng Bình, khoảng 50 km.

Câu 4: Đâu không phải là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta?

  1. Cần Thơ.
  2. Đà Nẵng.
  3. Kiên Giang.
  4. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 5: Năm cánh sao vàng trên Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không tượng trưng cho tầng lớp nào dưới đây?

  1. Binh sĩ.
  2. Trí thức.
  3. Thương nhân.
  4. Nông dân nghèo.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Quốc kì thể hiện cho độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
  2. Nền đỏ Quốc kì tượng trưng cho năm tầng lớp cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
  3. Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
  4. Màu vàng Quốc kì tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp.
  2. Quốc huy hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ỏ dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  3. Bánh xe tượng trưng cho thương nghiệp.
  4. Quốc huy thể hiện khát vọng về một nền hòa bình, độc lập, tự do và về

Câu 8: Nôi dung nào dưới đây không đúng khi nói về Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam?

  1. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca (nhạc sĩ Văn Cao).
  2. Quốc ca là biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
  3. Quốc ca thể hiện Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước.
  4. Quốc ca cổ vũ tinh thần, lòng yêu nước của mọi người dân Việt Nam cùng đứng lên giàng độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam.

Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Là biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
  2. Thể hiện ý chí, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
  3. Là những biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử, chính trị, văn hóa của dân tộc.
  4. Phản ánh thành tựu sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của nhân dân qua các thời kì lịch sử.

Câu 10: Biểu tượng nào không xuất hiện trên Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Ngôi sao vàng năm cánh.
  2. Mặt trời lớn nằm ở chính giữa.
  3. Bánh xe.
  4. Bông lúa.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về thành phố trực thuộc Trung ương nào ở nước ta?

 

   

 

   

A. Hà Nội.

B. Đà Nẵng.

C. Quảng Ninh.

D. Cần Thơ.

         

Câu 2: Đâu là loại thiên tai phổ biến nhất ở nước ta do ảnh hưởng của vị trí địa lí?

A. Mưa đá.

B. Hạn hán.

C. Bão.

D.Sạt lở đất.

Câu 3: Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc là:

  1. Một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng.
  2. Biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
  3. Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
  4. Hoạt động diễn ra trong các ngày lễ lớn của dân tộc.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây nói đến điểm cực nào ở nước ta?

A. Điểm cực Tây, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

B. Điểm cực Nam, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

C. Điểm cực Bắc, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

D. Điểm cực Đông, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

 

Câu 5: Hình ảnh dưới đây nói đến điểm cực nào ở nước ta?

A. Điểm cực Đông, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

B. Điểm cực Nam, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

C. Điểm cực Tây, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

D. Điểm cực Bắc, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Xung quanh Quốc huy là 2 bó lúa nếp chín vàng, mỗi bó có 5 cọng lúa, với 54 hạt lúa tượng trưng cho……………..

A. 54 tỉnh, thành phố nước ta.

B. 54 vị anh hùng dân tộc trong lịch sử dân tộc.

C. 54 dân tộc Việt Nam.

D. 54 vị danh nhân Việt Nam.

Câu 2: Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn được gọi là:

A. Cờ đỏ sao vàng.

B. Cờ đất nước Việt Nam.

C. Cờ đỏ cách mạng.

D. Cờ sao vàng năm cánh.

 

Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều
Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
  • Với giáo viên đã đặt giáo án. Phần này được tặng miễn phí

Thời gian nhận:

  • 30/07: Trắc nghiệm đến giữa kì 1
  • 30/08: Trắc nghiệm đủ kì 1
  • 30/10: Trắc nghiệm đến giữa kì II
  • 30/11: Trắc nghiệm đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều, đề trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm lịch sử địa lí 5 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập lịch sử địa lí 5 CD

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay