Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều Bài 17: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 17: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều

VÙNG TÂY NGUYÊN

BÀI 17: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

 

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Không gian văn hóa Cồng chiêng trải rộng trên địa bàn những tỉnh nào?

Trả lời:

Không gian văn hóa Cồng chiêng trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

Câu 2: Chủ nhân của không gian văn hóa Cồng chiêng là những ai?

Trả lời:

Chủ nhân của không gian văn hóa Cồng chiêng bao gồm các dân tộc như: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng,…

Câu 3: Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức vào thời gian nào?

Trả lời:

Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

II. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Cồng chiêng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên?

Trả lời:

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm hồn con người, diễn tả niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống

Câu 2: Lễ hội Cồng chiêng được diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn các tiết mục văn hóa đặc sắc của tỉnh mình. Nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng được phục dựng như: lễ ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ Lúa của dân tộc Chu Ru,…

III. VẬN DỤNG (1 CÂU)

Câu 1: Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau cho mỗi sự kiện quan trọng những tiếng cồng chiên kết hợp với những tiếng hò reo tạo nên không khí vui tươi những giai điệu đi theo họ từ lúc sinh ra (lễ thổi tay) gắn liền đời sống hằng ngày qua các lễ hội đến khi họ mất (lễ bỏ mả).

Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu một số cách đánh cồng chiêng mà em biết

Trả lời:

Người Tây Nguyên có hai cách đánh cồng chiêng. Một cách đánh bằng dùi, một cách đánh bằng cườm tay. Dùi chiêng có hai loại, một loại dùi mềm và một loại dùi cứng.

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 17: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay