Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

BÀI 4: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

 

I. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Số dân của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là bao nhiêu?

Trả lời:

Số dân của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là khoảng 14 triệu người (năm 2020)

Câu 2: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những lễ hội nào nổi tiếng?

Trả lời:

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những lễ hội nổi tiếng như: lễ hội Gầu Tào, lễ hội Tồng Lồng,…

Câu 3: Hát Then là điệu hát gì?

Trả lời:

Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, thường được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng

 

Câu 4: Các lễ hội được tổ chức ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Các lễ hội được tổ chức ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được tổ chức nhằm cầu cho mọi người có một năm khỏe mạnh, nhiều may mắn, mùa màng bội thu,..

Câu 5: Sông ngòi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng gì?

Trả lời:

Sông ngòi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện

II. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm dân cư ở vùng Trung cư miền núi Bắc Bộ

Trả lời:

Đặc điểm dân cư của vùng Trung cư miền núi Bắc Bộ là: có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông,…Dân cư trong vùng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, giữa khu vực miền núi và khu vực trung du

Câu 2: Khai thác khoáng sản có vai trò như thế nào đối với hoạt động phát triển kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? Những khoáng sản được khai thác thường dùng để làm gì?

Trả lời:

Khai thác khoáng sản là hoạt động kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Khoáng sản khai thác được dùng để làm nguyên liệu và nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: than cho sản xuất điện, các khoáng sản kim loại để luyện kim, a-pa-tít để sản xuất phân lân, đá vôi làm vật liệu xây dựng,…Khoáng sản được khai thác ở mỏ, sau đó vận chuyển đến nhà máy để chế biến

Câu 3: Em hãy nêu những nét cơ bản và nổi bật của ruộng bậc thang

Trả lời:

Những nét cơ bản và nổi bật của ruộng bậc thang là:

+ Đảm bảo nguồn lương thực

+ Hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy

+ Vẻ đẹp của ruộng bậc thang thu hút nhiều du lịch, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch

 

III. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hãy kể tên 3 nhà máy thủy điện được xây dựng tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Trả lời:

3 nhà máy thủy điện được xây dựng tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là:

Nhà máy thủy điện Sơn La

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nhà máy thủy điện Trị An

Câu 2: Dựa vào tri thức cá nhân và những kiến thức đã được học, em hãy giới thiệu về một dân tộc sinh sống tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trả lời:

Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Người Thái ở Việt Nam được nhìn nhận là một cộng đồng tộc người với nhiều nhóm địa phương. Nguồn gốc cũng như sự có mặt của họ ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau. Theo các nhà dân tộc học, người Thái ở Việt Nam có hai nhóm chính: Thái Trắng và Thái Đen.

Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Quá trình di cư từ đầu những năm 1990 đã mở rộng địa bàn cư trú của tộc người này ra một số vùng khác, trong đó có các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Em hãy giới thiệu một số đặc điểm văn hóa của người dân tộc Mông

Trả lời:

Có thể nói, cuộc sống của người Mông ở Yên Bái gắn liền với dân ca, dân vũ, nhạc cụ và các lễ hội mang tính cộng đồng được tổ chức hằng năm.

Lễ hội trong năm của đồng bào Mông phải kể tới gồm có lễ hội Tầu sừ được tổ chức vào dịp Tết người Mông; lễ Nào xông của cộng đồng bản, diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng hàng năm; lễ Tết rừng tổ chức vào ngày 28 tháng Giêng hàng năm...

Đặc biệt là Lễ cúng cơm mới tiếng Mông gọi là “Nào máo blề xa” và lễ hội Gầu tào được tổ chức vào dịp đón Năm mới.

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay