Kênh giáo viên » Lịch sử và địa lí 4 » Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều

Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 2 LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU

  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 2 Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

CHỦ ĐỀ 1. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 3 Vùng trung du và miền núi Bắc bộ (Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc bộ)
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 4 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 5 Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

CHỦ ĐỀ 2. VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 6 Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ. (Vùng Đồng bằng Bắc Bộ)
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 7 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 8 Sông Hồng và văn minh sông Hồng
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 9 Thăng Long - Hà Nội
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 10 Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài Ôn tập học kì I

CHỦ ĐỀ 3. VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 11 Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung (Vùng Duyên hải miền Trung)
  • Giáo án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 12 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung
  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 13 Cố đô Huế
  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 14 Phố cổ Hội An

CHỦ ĐỀ 4. VÙNG TÂY NGUYÊN

  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 15 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (Vùng Tây Nguyên)
  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 16 Dân cư, hoạt dộng sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên
  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 17 Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

CHỦ ĐỀ 5. VÙNG NAM BỘ

  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 18 Thiên nhiên vùng Nam Bộ (Vùng Nam Bộ)
  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 19 Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ
  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 20 Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài 21 Địa đạo Củ Chi
  • Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều Bài Ôn tập cuối năm

=> Xem nhiều hơn: Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CÁNH DIỀU

Giáo án word bài 15: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Nêu được một trong những đặc điểm thiên nhiên của vùng Tây Nguyên (địa hình, đất, khí hậu, rừng,...)
  • Nêu được nét điển hình của khí hậu thông qua đọc bảng số liệu về lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân owr vùng Tây Nguyên.
  • Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất việc làm góp phần bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên hợp với HS tiêu học hoặc thông điệp bảo vệ rừng.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực đọc hiểu và tự tìm kiếm được những thông tin về vị trí địa lí và những đặc điểm của thiên nhiên vùng Tây Nguyên
  • Từ những nguồn tư liệu nêu được thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên, khí hậu, đất, rừng...của vùng Tây Nguyên.
  • Xác định được vị trí địa lí của cao nguyên vùng Tây Nguyên trên lược đồ hoặc biểu đồ.
  • Quan sát lược đồ, tranh ảnh và mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu,…) của vùng.
  • Đưa ra được ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, đất, rừng đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Đưa ra được biện pháp bảo vệ thiên nhiên và rừng.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cây cối và bảo vệ rừng
  • Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
  • Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
  • Lược đồ hình 2 SGK tr.82 phóng to.
  • Tranh ảnh, video clip về thiên nhiên vùng Tây Nguyên (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu; phiếu học tập (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài để tạo hứng thú.

- Đưa ra được những hiểu biết về nét đặc trưng của thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát hình 1 và thực hiện yêu cầu:

+ Cho biết cảm nhận của em về thác Prem

+ Theo em, vùng nào nước ta có nhiều thác nước đẹp nổi tiếng?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Thác Prem là một trong những thác nước đẹp, nên thơ và nổi tiếng nhất của thành phố Đà Lạt. Nơi đây trở thành địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

+ Tây Nguyên là vùng có nhiều thác nước đẹp nhất nước ta.

- GV cho HS xem video về một số thác nước Tây Nguyên:

https://www.youtube.com/watch?v=K8SgpQJ7BQQ

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 15 – Thiên nhiên vùng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Vị trí địa lí

Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí vùng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên trên lược đồ.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp để thực hiện nhiệm vụ học tập. Quan sát lược đồ hình 2 trang 82 SGK, em hãy:

+ Chỉ ranh giới của vùng Tây Nguyên trên hình 2.

+ Cho biết vùng Tây Nguyên tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào?

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ lược đồ.

- GV nhận xét và tổng kết: Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Tây Nguyên tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung, vùng Nam Bộ và hai nước Lào, Cam-pu-chia.

* Đặc điểm thiên nhiên

Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa hình vùng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Trình bày được đặc điểm địa hình vùng Tây Nguyên.

- Xác định được vị trí các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên trên lược đồ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 HS quan sát hình 2, bảng 1 trang 82 SGK,  thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Xác định vị trí các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên. Nêu tên các cao nguyên cao nhất và cao nguyên thấp nhất.

+ Trình bày đặc điểm địa hình của vùng Tây Nguyên.

- GV mời đại diện một nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có).

- GV gợi ý HS chỉ các cao nguyên theo thứ tự từ bắc xuống nam: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

- GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức: Địa hình của vùng Tây Nguyên bao gồm nhiều cao nguyên với mặt bằng rộng lớn và có độ cao khác nhau. Trong đó, cao nguyên Lâm Viên có độ cao lớn nhất, cao nguyên Đắk  Lắk và Kon Tum có độ cao thấp nhất.

- GV trình chiếu hình ảnh các cao nguyên:

 

Cao nguyên Kon Tum            Cao nguyên Pleiku

 

     Cao nguyên Đắk Lắk          Cao nguyên Mơ Nông

 

     Cao nguyên Lâm Viên           Cao nguyên Di Linh

Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu vùng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nét điển hình của khí hậu thông qua đọc bảng số liệu về lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

- HS quan sát lược đồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp

 

- Đại diện các nhóm trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trả lời.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

=> Xem nhiều hơn: Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều đủ cả năm

 III. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 KÌ 2 CÁNH DIỀU

 GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BÀI 10 VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:

Vì sao Khuê Văn Các lại được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội? Ngoài Khuê Văn Các, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn có những công trình tiêu biểu nào?

Khuê Văn Các

ngôi sao Khuê

Thể hiện sự vươn tới văn hóa, vươn tới tri thức của loài người

Một công trình kiến trúc quan trọng tạo nên quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

è Chỉ có riêng ở Hà Nội mang dấu ấn văn hóa Hà Nội rõ nét, xứng đáng là biểu tượng của Thủ đô.

Những công trình tiêu biểu khác trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Nhà bia Tiến sĩ

Khu Đại Thành

Khu Thái Học

BÀI 10: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Một số biện pháp giữ gìn khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

PHẦN 1. KHU DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Đọc thông tin, quan sát Hình 2 trong SGK tr.52, 53 và trả lời câu hỏi:

Xác định được một số công trình tiêu biểu của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Một số công trình tiêu biểu trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám

TỔNG KẾT

  • Văn Miếu gồm các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Cổng Văn Miếu; Cổng Đại Trung; Khuê Văn Các; Nhà bia Tiến sĩ; Cổng Đại Thành và khu Đại Thành.
  • Quốc Tử Giám có các công trình như: Cổng Thái Học; Khu Thái Học; Lầu Chuông; Lầu Trống.

Kiến trúc và chức năng của một số công trình

THẢO LUẬN NHÓM

Chọn một công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Văn Miếu, Khuê Văn Các, Quốc Tử Giám, Nhà bia Tiến sĩ) để mô tả.

Văn Miếu

  • Xây dựng năm 1070 để thờ Khổng Tử và các nhà nho có công phát triển Nho giáo.
  • Gồm các công trình: Cổng Văn Miếu, Cổng Đại Trung, Khuê Văn Các, Nhà bia Tiến sĩ, Cổng Đại Thành, Khu Đại Thành, Cổng Thái Học, Khu Thái Học.

Khuê Văn Các

  • Xây dựng năm 1805, xung quanh trang trí phù điêu rồng với hoa lá.
  • Tầng trên có kiến trúc mái gỗ, lợp ngói ống, lan can bằng gỗ. Cửa sổ tròn với các thanh gốc tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho sao Khuê.
  • Bốn mặt có câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.

Nhà bia Tiến sĩ

  • Các nhà che bia làm bằng khung gỗ, lợp ngói mũi hài, nền lát gạch.
  • Có 82 tấm bia tiến sĩ (tương ứng với 82 khoa thi) được dựng từ năm 1484 đến năm 1780. Nội dung các tấm bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1304 tiến sĩ.
  • Thể hiện sự tôn vinh người hiền tài và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Quốc Tử Giám

  • Xây dựng năm 1076, làm nơi học tập của các hoàng tử và con các quan đại thần.
  • Đến thời Trần, nhận con nhà dân thường học giỏi vào học.
  • Gồm các công trình: Cổng Thái Học, Khu Thái Học, Lầu Chuông, Lầu Trống.

PHẦN 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIỮ GÌN KHU DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ:

Cho biết những biện pháp nào đã được thực hiện để giữ gìn khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Thời gian

Xuống cấp

Tổ chức các hoạt động trùng tu, tôn tạo

Tổ chức hoạt động giáo dục, tìm hiểu, học tập

  • Hiểu về giá trị.
  • Có trách nhiệm với môi trường, hiện vật khi đến thăm quan.
  • Lan tỏa truyền thống tốt đẹp.

LUYỆN TẬP

Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1: Văn Miếu được xây dựng vào năm nào?

  1. Năm 1070.
  2. Năm 1071.
  3. Năm 1072.
  4. Năm 1073.

Câu 2: Nhà vua nào đã cho xây dựng Văn Miếu?

  1. Lý Thái Tổ.
  2. Lý Thánh Tông.
  3. Lý Nhân Tông.
  4. Lý Huệ Tông.

Câu 3: Xung quanh Khuê Văn Các được trang trí bằng phù điêu nào?

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều
Giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều

Từ khóa: giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều, tải giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều, tải trọn bộ giáo án kì 2 lịch sử và địa lí 4 cánh diều, tải giáo án word và điện tử lịch sử và địa lí 4 kì 2 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay