Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 17: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Giáo án Bài 17: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên sách Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 17: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
  • Mô tả được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện lịch sử.

Năng lực đặc thù:

  • Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
  • Mô tả được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý thức, tinh thần bảo vệ, phát huy các giá trị của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
  • Yêu nước: thể hiện niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh về cồng chiêng, phét-xti-van văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên (lễ Trưởng thành, lễ Mừng nhà rông mới,...)
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Kết nối kiến thức của HS đã biết với kiến thức trong bài.

- Tạo hứng thú, gợi được những hiểu biết của HS tiếp nhận bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ’

- GV phổ biến luật chơi: HS nhìn các hình ảnh để đoán ra từ khóa của hình ảnh đó.

- GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát:

 

                   Hình 1                                  Hình 2

 

                   Hình 3                                    Hình 4

Hình 5

- GV mời HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Hình 1: Lễ hội

+ Hình 2: Cồng chiêng

+ Hình 3: Tây nguyên

+ Hình 4: Nhà rông

+ Hình 5: Dân tộc

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 16 – Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Hoạt động 1: Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin mục 1, trang 92 SGK và tranh ảnh về phét-xti-van văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai.

- GV yêu cầu HS Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ bản đồ, lược đồ.

- GV đánh giá, nhận xét và tổng kết:

+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài ở các tỉnh Tây Nguyên

+ Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là cư dân của các dân tộc như: Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru.

- GV trình chiếu hình ảnh một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

 

         Dân tộc Ba Na                          Dân tộc Gié Triêng

 

          Dân tộc Rơ Măm                       Dân tộc Brâu

- GV trình chiếu và giới thiệu cho HS về cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên

- GV cho HS xem video trực quan về cách sử dụng, âm thanh của tiếng cồng chiêng Tây Nguyên (1:23 đến 2:04)

https://www.youtube.com/watch?v=kKZQuRjl9Dc

* Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS, đọc thông tin và quan sát hình 3 để thực hiện nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có).

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Cồng chiêng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong các nghi lễ của đồng bào Tây Nguyên:

+ Cồng chiêng gắn liền với đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ lúc sinh đến khi qua đời.

+ Trong cuộc sống hằng ngày: hoạt động vui chơi, giải trí hoặc đón tiếp khách,...

+ Trong các nghi lễ: lễ Cắt rốn trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành, lễ Tiễn linh hồn người chết, lễ Mừng lúa mới, lễ Xuống đồng,...

- GV cho HS xem video một số nghi lễ có sự xuất hiện của cồng chiêng của người dân Tây Nguyên.

https://www.youtube.com/watch?v=rp1WV92qePQ

https://www.youtube.com/watch?v=lxc_IGeUhkU&t=4s

* Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoạt động 3: Tìm hiểu  những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 để thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

Phiếu học tập

Đọc thông tin mục 3 và kết hợp quan sát hình 4, trang 94 SGK, em hãy hoàn thành những nội dung dưới đây về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên:

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV nhận xét và tổng kết:

+ Thời gian tổ chức: Từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hàng năm

+ Địa điểm tổ chức: Luân phiên ở 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.

+ Phần lễ: Nghe lịch sử và một số văn hóa của người Tây Nguyên. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa,lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rông mới...

+ Phần hội: Các hoạt động đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên...

- GV cho HS xem video về diễn xướng sử thi Tây Nguyên (2:28 đến 3:30)

https://www.youtube.com/watch?v=kHT7elsJbms

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong bài.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Trò chơi Ai nhanh hơn?

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi. 

- GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng.

- GV đọc câu hỏi:

Câu 1: Dân tộc nào sau đây là một trong những chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên?

A. Thái.

B. Nùng.

C. Cơ Ho.

D. Cơ Tu.

Câu 2: Đâu không phải chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên?

A. Brâu.

B. Mnông.

C. Xơ - Đăng.

D. Mường.

Câu 3: Cồng chiêng được sử dụng vào dịp nào?

A. Nghi lễ và cuộc sống hàng ngày.

B. Nghi lễ.

C. Hàng ngày.

D. Lễ tế thần.

Câu 4: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức vào thời gian nào?

A. Tháng 4 đến tháng 8 hàng năm

B. Tháng 3 đến tháng 12 hàng năm.

C. Tháng 3 hàng năm

D. Tháng 8 hàng năm.

Câu 5: Đâu không phải nhạc cụ của người dân vùng Tây Nguyên?

A. Cồng.

B. Sáo trúc.

C. Chiêng.

D. Đàn đá.

- GV mời các đội xung phong trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chốt đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

A

B

B

Nhiệm vụ 2. HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SHS tr.94

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (6 HS/nhóm) và đưa ra câu hỏi Kể tên một số lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có sử dụng cồng, chiêng.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có).

- GV nhận xét, ghi nhận các đáp án đúng.

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”

- GV chia cả lớp thành 2 đội thi. Mỗi đội thi tìm hiểu 2 nhiệm vụ.

+ Nhiệm vụ 1: Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Nhiệm vụ 2: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức vào thời gian nào?

+ Nhiệm vụ 3: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức ở đâu?

+ Nhiệm vụ 4: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có những hoạt động chính nào?

- GV mời các đội đưa ra câu trả lời để lật mở từng mảnh ghép. Đội nào mở được bức tranh trước sẽ giành chiến thắng.

- GV biểu dương nhóm tích cực tham gia trò chơi.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ.

+ Nhiệm vụ 1: Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên để giới thiệu những giá trị đặc sắc của lễ hội này.

+ Nhiệm vụ 2: Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên?

- GV gợi ý:

+ Nhiệm vụ 1: HS có thể giới thiệu về thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội, những hoạt động chính và nét đặc sắc của lễ hội này bằng hình thức: biên tập một video clip, thiết kế poster, bài trình chiếu trên PowperPoint,...

+ Nhiệm vụ 2: Để giữ gìn và phát huy các giá trị của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên, em cần: tìm hiểu về lễ hội này, tuyên truyền cho những người thân xung quanh em về lễ hội,...

- GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, biểu dương và chuẩn xác kiến thức.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

+ Đọc trước Bài 18 – Thiên nhiên vùng Nam Bộ (SHS tr.95).

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các đội chơi.

- HS lắng nghe GV phổ biến.

 

 

- HS chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS chọn nhiệm vụ thực hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu, thực hiện.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. VÙNG TÂY NGUYÊN

.....

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

.....

Chat hỗ trợ
Chat ngay