Đáp án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 19. Các cơ cấu trong động cơ đốt trong

File đáp án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 19. Các cơ cấu trong động cơ đốt trong. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 19 - CÁC CƠ CẤU TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

MỞ ĐẦU

CH: 

  • Nhận biết chi tiết xu páp trên Hình 19.1.
  • Xu páp đóng, mở được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

  • Chi tiết xu páp trên Hình 19.1: là một thanh tròn dài với một đầu là hình tròn dẹt
  • Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt: Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng tác động làm trục cam quay, cam tác động vào con đội, con đội tác động vào đũa đẩy, đũa đẩy tác động vào cò mổ, cò mổ tác động vào xupap. Sau đó nhờ lò xo xupap mà cửa nạp (thải) được đóng mở.

I. CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN

Câu 1: Quan sát Hình 19.2 và cho biết thanh truyền được kết nối với pít tông và trục khuỷu như thế nào.

Trả lời:

Thanh truyền được kết nối với pít tông và trục khuỷu:

Khi động cơ hoạt động, hỗn hợp hoà khí bị đốt cháy tạo ra lực đẩy đẩy Piston chuyển động tịnh tiến trong lòng của xilanh. Lúc này thanh truyền sẽ đóng vai trò là bộ phận truyền chuyển động tịnh tiến của Piston sang chuyển động quay của trục khuỷu. Sau đó nhờ lực quay (đà quay) của bánh đà, thanh truyền lại đẩy piston về để bắt đầu các kỳ mới.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết nhiệm vụ của xéc măng. Có mấy loại xéc măng? Đó là những loại nào?

Trả lời:

  • Nhiệm vụ của xéc măng:
  • Tạo màng dầu bôi trơn cho xi lanh
  • Chi tiết trung gian để truyền nhiệt từ piston đến xi lanh
  • Ngăn không cho piston gõ vào thành xi lanh
  • Có 2 loại xéc măng
  • Xéc-măng khí (hơi)
  • Xéc-măng dầu.

Câu 3: Tưởng tượng cắt ngang thân thanh truyền, hãy vẽ tiết diện mặt cắt và giải thích về hình dáng của tiết diện đó.

Trả lời:

  • Tiết diện ngang của thanh truyền:
  • Thanh truyền có rãnh dọc thân nên khi cắt sẽ có tiết diện ngang hình chữ I, giúp tăng độ cứng chắc cho thanh truyền.

Câu 4: Quan sát và cho biết trục khuỷu trên Hình 19.5 dùng cho động cơ có bao nhiêu xi lanh? Nêu nhận xét về vị trí giữa các cổ khuỷu với chốt khuỷu.

Trả lời:

  • Trục khuỷu trên Hình 19.5 dùng cho động cơ có 4 xi lanh.
  • Nhận xét về vị trí giữa các cổ khuỷu với chốt khuỷu: cổ khuỷu và chốt khuỷu xếp đan xen với nhau.

II. CƠ CẤU PHỐI KHÍ

Câu 1: Quan sát Hình 19.6 và cho biết: Khi đũa đẩy chuyển động theo chiều đi lên (theo chiều mũi tên) thì xu páp và pít tông chuyển động theo chiều đi lên hay đi xuống.

Trả lời:

Khi đũa đẩy chuyển động theo chiều đi lên (theo chiều mũi tên) thì xu páp và pít tông chuyển động theo chiều đi lên.

Câu 2: Dựa vào nguyên lí của cơ cấu phối khí dùng xi lanh treo, em hãy trình bày nguyên lí của cơ cấu pha phối khí dùng xu páp đặt.

Trả lời:

Nguyên lí của cơ cấu pha phối khí dùng xu páp đặt:

Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng tác động làm trục cam quay, cam tác động vào con đội, con đội tác động vào đũa đẩy, đũa đẩy tác động vào cò mổ, cò mổ tác động vào xupap. Sau đó nhờ lò xo xupap mà cửa nạp (thải) được đóng mở.

Câu 3: Em hãy tìm hiểu và cho biết thêm những cách dẫn động trục cam từ trục khuỷu khác.

Trả lời:

Cách dẫn động trục cam từ trục khuỷu khác:

  • Dẫn động trục cam bằng bộ truyền bánh răng:

Nếu giữa trục cam và trục khuỷu tồn tại khoảng cách nhỏ, một bộ truyền động bánh răng được sử dụng để dẫn động trục. Trong trường hợp này, chiều quay của trục cam có xu hướng ngược lại với chiều quay của trục khuỷu.

  • Dẫn động trục cam trên ô tô bằng bộ truyền xích:

Dẫn động trục cam trên ô tô bằng bộ truyền xích được áp dụng khi giữa trục cam và trục khuỷu tồn tại một khoảng cách đáng kể. Khi đó, một đĩa xích sẽ truyền năng lượng từ trục khuỷu sang trục cam. Cả trục cam và trục khuỷu đều quay cùng chiều. Nếu dùng phương pháp này, cần có bộ căng xích để tránh tình trạng lỏng lẻo vì khi xích bị lỏng, năng lượng sẽ không được truyền từ trục khuỷu sang trục cam.

  • Dẫn động trục cam bằng dây curoa:

Cách dẫn động trục cam bằng dây curoa khá giống cách dẫn động qua truyền động xích. Tuy nhiên, thay vì sử dụng dây xích thì sẽ sử dụng dây curoa.

III. THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY

Câu 1: Quan sát Hình 19.8 và cho biết mô tả thân máy của động cơ thẳng hàng hay động cơ chữ V? Động cơ này có mấy xi lanh?

Trả lời:

  • Thân máy động cơ chữ V.
  • Động cơ này có 8 xilanh.

Câu 2: Tại sao nói nắp máy là chi tiết có kết cấu phức tạp?

Trả lời:

Nắp máy là chi tiết có kết cấu phức tạp vì trên nắp máy lắp nhiều chi tiết, cụm chi tiết.

Câu 3: Qua nội dung bài học và tìm hiểu trong thực tế, em hãy cho biết: Động cơ đốt trong có những loại cơ cấu phối khí nào? Động cơ xe máy sử dụng cơ cấu phân phối khí nào?

Trả lời:

  • Động cơ đốt trong có cơ cấu phân phối khi xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.
  • Động cơ xe máy sử dụng cơ cấu phân phối khí xupap treo.

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay