Đáp án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 20. Các hệ thống trong động cơ đốt trong

File đáp án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Bài 20. Các hệ thống trong động cơ đốt trong. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 20 - CÁC HỆ THỐNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

MỞ ĐẦU

Câu 1: Hình 20.1 thể hiện hai trong số các hệ thống chính của động cơ đốt trong. Hãy cho biết tên gọi, nhiệm vụ của hai hệ thống đó.

Trả lời:

Hai hệ thống chính:

  • Hệ thống khởi động: giúp động cơ có thể tự nổ máy được.
  • Hệ thống bôi trơn: đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.

I. HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Câu 1: Quan sát Hình 20.2 và thực hiện các nhiệm vụ:

  • Gọi tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (14).
  • Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết nào?
  • Bộ phận nào có chức năng làm sạch dầu, bộ phận nào làm mát dầu?

Trả lời:

  • Tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (14):

(1) Các te

(2) lưới lọc

(3) bơm

(4) van an toàn bơm dầu

(5) van an toàn lọc dầu

(6) lọc dầu

(7) Van khống chế lưu lượng dầu qua két làm mát

(8) két làm mát

(9) đồng hồ báo áp suất dầu

(10) đường dầu chính

(11)(12)(13) các đường dầu phụ

(14) đường dầu hồi về các te.

  • Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.
  • Bộ phận lọc có chức năng làm sạch dầu, bộ phận bơm làm mát dầu.

Câu 2:

  • Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hãy liệt kê các nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ dầu quá cao, áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép.
  • Qua sách báo và internet em hãy cho biết tại sao và khi nào cần phải thay dầu bôi trơn cho động cơ đốt trong?

Trả lời:

  • Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ dầu quá cao: do dầu đi bôi trơn các bề mặt chi tiết, hấp thụ nhiệt từ chi tiết nên nhiệt độ dầu nóng lên
  • Áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép: lượng dầu bơm vào đường ống liên tục, đường ống không thay đổi dẫn đến áp suất dầu tăng.
  • Phải thay dầu bôi trơn vì dầu bẩn, hiệu quả sử dụng giảm nên cần thay.
  • Phải thay dầu bôi trơn theo định kì tùy loại động cơ.

II. HỆ THỐNG LÀM MÁT

Câu 1: Quan sát Hình 20.3 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát.
  • Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào hay thổi ra.
  • Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ, màu xanh thể hiện điều gì?

Trả lời:

  • Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát:

(1) Thân máy

(2) Nắp máy

(3) Đường nước nóng

(4) Van hằng nhiệt

(5) Két nước

(6) Giàn ống của két nước

(7) Quạt gió

(8) Ống nước tắt về bơm

(9) Pully dẫn động quạt gió

(10) Bơm nước

(11) Ống phân phối nước lạnh

  • Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào để làm mát động cơ và tăng tốc độ làm mát nước trong giàn ống.
  • Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ thể hiện nước nóng, màu xanh thể hiện nước lạnh.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết có những loại nước làm mát nào được sử dụng. Tại sao người ta lại pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát?

Trả lời:

  • Những loại nước làm mát được sử dụng: Nước làm mát có rất nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau như :màu hồng, màu xanh lá, màu đỏ, màu cam, màu xanh dương…Tùy vào các thành phần hóa học mà nước làm mát có các màu khác nhau. Mỗi thành phần sẽ có nhiệt độ sôi, chỉ số đóng cặn và tuổi thọ sử dụng khác nhau.

Ví dụ: Nước làm mát màu xanh lá và xanh lam thường sử dụng công nghệ phụ gia vô cơ IAT – Inorganic Additive Technology. Loại chất làm mát này thường chứa Silicat, chất ức chế ăn mòn Phosphat…

  • Người ta lại pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát để ức chế ăn mòn.

III. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

Câu 1: Quan sát Hình 20.5 và cho biết:

  • Đặc điểm của họng khuyếch tán.
  • Bộ phận, chi tiết nào giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi?
  • Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ không? Ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

  • Đặc điểm của họng khuếch tán: tiết diện thu nhỏ để tăng tốc độ không khí khi đi qua.
  • Bộ phận, chi tiết giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi là kim tiết lưu.
  • Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ. Đó là quá trình lọc xăng diễn ra khó khăn hơn.

Câu 2: Quan sát Hình 20.7 và cho biết các bầu lọc trên hệ thống có thể hoán đổi vị trí được không?

Trả lời:

Các bầu lọc chắc chắn không thể đổi vị trí cho nhau.

Câu 3: Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet em hãy cho biết:

  • Tại sao dầu diesel cần phải được phun tơi với áp suất cao?
  • Thông thường áp suất dầu diesel phun có giá trị khoảng bao nhiêu?

Trả lời:

  • Dầu diesel cần phải được phun tơi với áp suất cao vì phun tơi để dễ hòa trộn với không khí, phun với áp suất cao để tạo hòa khí coa áp suất cao để bốc cháy.
  • Áp suất dầu diesel phun có giá trị lên đến 1500 bar.

IV. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Quan sát Hình 20.8 và cho biết tại sao lò xo số (9) lại đẩy được lõi thép của rơ le điện (10) sang phải ( vị trí ban đầu) khi khóa khởi động (8) tắt và động cơ đốt trong làm việc.

Trả lời:

Vì khi có điện, lò xo bị hút nên nén lại, kéo lõi thép sang trái, khi ngắt điện, lò xo bị dãn ra nên đẩy lõi thép sang phải.

V. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG

Câu 1: Quan sát Hình 20.10 và cho biết lò xo (8) trong hệ thống có nhiệm vụ gì? Nếu không có lò xo (8) thì hệ thống có làm việc được không?

Trả lời:

Lò xo 8 giúp cho quá trình đóng, mở tiếp điểm.

Không có lò xo 8 thì tiếp điểm không đóng mở được, dẫn đến hệ thống không làm việc được.

Câu 2: Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet, em hãy cho biết hệ thống đánh lửa thường, dùng acquy ( Hình 20.10) có nhược điểm chính nào so với các hệ thống đánh lửa khác?

Trả lời:

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng và sửa chữa.
  • Nhược điểm: Hoạt động không tốt ở chế độ quay vòng cao và thấp, khởi động khó hơn so với hệ thống đánh lửa điện tử.

VI. HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI CỦA ĐỘNG CƠ

Câu 1: Quan sát Hình 20.11 em hãy cho biết nhiệm vụ của van luân hồi EGR trong hệ thống luân hồi khí thải EGR.

Trả lời:

Nhiệm vụ của van luân hồi EGR trong hệ thống luân hồi khí thải EGR: tuần hoàn khí thải.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và cho biết hiện nay có những giải pháp xử lí khí thải nào thường được sử dụng trên ô tô.

Trả lời:

Những giải pháp xử lí khí thải nào thường được sử dụng trên ô tô:

  • Bộ xử lý khí thải kiểu xúc tác 3 đường
  • Bộ lọc PM
  • Bộ xử lý khí thải kiểu oxi hóa dùng cho động cơ diesel
  • Bộ xử lý NOx kiểu tích lũy

Câu 3: Qua nội dung bài học và tìm hiểu trong thực tế, em hãy cho biết:

  • Động cơ xe máy thường sử dụng hệ thống khởi động nào?
  • Chi tiết đặc trưng của hệ thống đánh lửa sử dụng trên xe máy hoặc ô tô.

Trả lời:

  • Động cơ xe máy thường sử dụng hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
  • Chi tiết đặc trưng của hệ thống đánh lửa sử dụng trên xe máy hoặc ô tô là bugi.
  • Động cơ xe máy sử dụng cơ cấu phân phối khí xupap treo.

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay