Đáp án Lịch sử 6 chân trời sáng tạo bài 17. Đấu tranh, bảo tồn và phát triển
File Đáp án Lịch sử 6 chân trời sáng tạo bài 17. Đấu tranh, bảo tồn và phát triển. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
BÀI 17: ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
I. ĐẤU TRANH BẢO TỒN VĂN HÓA
Câu hỏi:
- Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là thất bại?
- Phong tục ăn trầu theo ghi chép của Lê Qúy Đôn ( tư liệu 17.3) có từ thời kì nào trong lịch sử Việt Nam? Hiện nay phong tục này còn không?
Trả lời:
Biểu hiện cho chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là thất bại:
- Người Việt vẫn nghe-nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ
- Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,.... tiếp tục được duy trì.
- Bảo tồn phong tục tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh trưng, bánh giày,...
Phong tục ăn trầu theo ghi chép của Lê Qúy Đôn ( tư liệu 17.3) vào năm 304 thuộc thế kỉ thứ IV trong lịch sử Việt Nam. Hiện nay phong tục này còn nhưng không được phổ biến, chỉ các cụ già ở một số vùng còn ăn trầu, thế nhưng trầu cau vẫn được gìn giữ một cách trân trọng. Điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt như một nét văn hóa tốt đẹp mãi lưu truyền
II. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC
Câu hỏi: Nhân dân ta đã làm gì để phát triển văn hóa dân tộc trong hơn ngàn năm Bắc thuộc?
Trả lời:
Người Việt tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc trong thời Bắc thuộc:
- Phật giáo, Đạo giáo dụ nhập vào nước ta thời kì này, hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian
- Tiếp thu chữ Hán nhưng sử dụng tiếng Việt dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán-Việt ngày càng phong phú, đặc sắc
- Tiếp thu kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc: làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trọt trọt và nhiều sản phẩm thủ công khác
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
LUYỆN TẬP
Câu 1: Theo em, tại sao khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc?
Trả lời:
Khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc vì đây là khoảng thời gian Việt Nam cai trị bởi các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.
Câu 2: Những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay?
Trả lời:
Những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay như:
- Thờ cúng tổ tiên
- Tổ chức mở hội hằng năm
- Ăn trầu, chôn người chết trong quan tài...
Câu 3: Quan sát tư liệu 17.5, em hãy cho biết việc khay gốm Lạch Trường tranh trí hoa văn Đông Sơn kết hợp bởi nghệ thuật tạo hình Trung Quốc thể hiện điều gì?
Trả lời:
Quan sát tư liệu 17.5, em hãy cho biết việc khay gốm Lạch Trường tranh trí hoa văn Đông Sơn kết hợp bởi nghệ thuật tạo hình Trung Quốc thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc để phát triển văn hóa Việt của người dân trong thời kì Bắc thuộc
VẬN DỤNG
Câu 4: Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩa gì về hiện tượng nhiều học sinh pha tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp?
Trả lời:
Tiếng nói có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của mỗi tộc người. Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam.