Đáp án Tiếng Việt 2 cánh diều Bài 1: Cuộc sống quanh em
File đáp án Tiếng việt 2 cánh diều Bài 1: Cuộc sống quanh em. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 2 sách cánh diều
BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EMKHỞI ĐỘNG
Câu 1: Quan sát tranh và cho biết:
- Đây là những ai, những vật gì, con gì?
- Mỗi người trong tranh làm việc gì?
- Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì?
Trả lời:
- Quan sát tranh em thấy:
- Đây là:
- Người có: bác nông dân, học sinh, bác thợ xây.
- Vật có: trường học, cây chuối, cây dừa, vườn lúa, ô tô…
- Con vật: con mèo, con trâu.
- Việc làm của những người trong tranh:
- Bác nông dân đang gặt lúa.
- Các em học sinh đi tới trường.
- Bác thợ xây đang xây nhà.
- Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích riêng. Cụ thể:
- Trường học là nơi các em vui chơi học tập, ô tô để di chuyển đi lại, cánh đồng lúa cung cấp lương thực cho con người…
- Con mèo bắt chuột con trâu để cày ruộng, kéo lúa cho người nông dân.
BÀI ĐỌC: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
Câu 1: Mỗi vật, con vật được nói trong bài đọc làm việc gì?
Trả lời:
- Việc làm của vật, của con vật được nối tới trong bài là:
- Đồng hồ: báo phút, báo giờ
- Con gà: báo mọi người trời sáng
- Con tu hú: báo hiệu mùa hè, mùa vải chín
- Hoa đào: báo hiệu mùa xuân
Câu 2: Bé bận rộn như thế nào?
Trả lời:
- Bé cũng làm việc bận rộn như mọi người, mọi vật. Đó là: bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, bé nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
Câu 3: Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui? Chọn ý em thích:
- Vì bé làm việc có ích
- Vì bé yêu những việc mình làm
- Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người.
Trả lời:
- Bé bận rộn mà lúc nào cũng vui vì:
- Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Tưởng tượng mỗi từ ngữ dưới đây là một hành khách. Hãy xếp mỗi hành khách vào toa tàu phù hợp:
Trả lời:
- Sắp xếp mỗi hành khách vào toa tàu phù hợp:
- Người: em, mẹ
- Vật: đồng hồ, hoa, nhà, rau, trời, hoa đào, quả vải
- Con vật: gà, tu hú, chim, sâu
- Thời gian: ngày, giờ, phút.
Câu 2: Tìm thêm các từ ngữ ở ngoài bài đọc:
- Chỉ người
- Chỉ vật
- Chỉ con vật
- Chỉ thời gian
Trả lời:
- Chỉ người: bố, ông, bà, em bé, chị gái, cô giáo, bác sĩ,...
- Chỉ vật: máy tính, quyển sách, bình hoa, tivi, máy giặt, xích đu, xe đạp...
- Chỉ con vật: con chó, con chim, con ong, con lợn, con trâu, con hổ, con giun...
- Chỉ thời gian: phút, giây, giờ, ngày, tháng, năm, tuần, quý...
BÀI VIẾT 1:
Câu 1: Tập chép "Đôi bàn tay bé"
Trả lời:
Tập chép "Đôi bàn tay bé"
Đôi bàn tay bé xíu Đôi bàn tay be bé
Mà siêng năng nhất nhà Nhanh nhẹn ai biết không?
Hết xâu kim cho bà Chiều tưới cây cho ông
Lại nhặt rau giúp mẹ Tối chép thơ tặng bố.
Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: c hay k?
Trả lời:
- cái đồng hồ
- con tu hú
- tiếng kêu
- câu chuyện
- kì lạ
Câu 3: Viết vào vở 9 chữ cái trong bảng sau:
Trả lời:
Số thứ tự | Chữ cái | Tên chữ cái |
1 | a | a |
2 | ă | á |
3 | â | ớ |
4 | b | bê |
5 | c | xê |
6 | d | dê |
7 | đ | đê |
8 | e | e |
9 | ê | ê |
BÀI ĐỌC: MỖI NGƯỜI MỘT VIỆC
Câu 1: Bài thơ nói lên những đồ vật, con vật và loài cây nào?
Trả lời:
- Bài thơ nói đến:
- Đồ vật: cái chổi, cây kim sợi chỉ, đồng hồ, cái rá, hòn than, cánh cửa
- Con vật: con gà
- Loài cây: cây mướp.
Câu 2: Hãy nói về lợi ích của một đồ vật (hoặc con vật, loài cây) trong bài thơ.
Trả lời:
- Lợi ích của một số đồ vật (con vật, loài cây) trong bài thơ:
- Lợi ích của cây kim sợi chỉ là giúp bà may vá
- Lợi ích của đồng hồ là để chỉ thời gian
- Lợi ích của con gà là báo thức mỗi buổi sáng
- Lợi ích cái chổi là để quét rác, quét nhà...
Câu 3: Tìm câu hỏi trong bài thơ và trả lời câu hỏi đó.
Trả lời:
- Câu hỏi trong bài thơ: Bé ngoan làm được việc nào, bé ơi?
- Trả lời: Bé ngoan lấy chổi quét sân quét nhà sạch sẽ.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Trả lời:
- Xếp từ ngữ vào các nhóm thích hợp:
- Người: bé
- Vật: chổi, kim, chỉ, vở, ngọn mướp, đồng hồ, cánh cửa
- Con vật: gà
- Thời gian: buổi sáng.
Câu 2: Tìm trong các từ ngữ trên:
- Một từ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai?
- Một từ trả lời cho câu hỏi Con gì?
- Một từ trả lời cho câu hỏi Cái gì?
Trả lời:
Trong các từ ngữ trên:
- Một từ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai: bé
- Một từ trả lời cho câu hỏi Con gì: gà
- Một từ trả lời cho câu hỏi Cái gì: chổi, kim, chỉ, vở, ngọn mướp, đồng hồ, cánh cửa.
TRAO ĐỔI
Câu 1: Cùng các bạn đóng vai các đồ vật, loài cây trong bài thơ Mỗi người một việc. Tự giới thiệu mình và cho biết mình làm được việc gì
Ví dụ: Tôi là gà trống. Buổi sáng, tôi đánh thức mọi người dậy...
Trả lời:
- Ví dụ: Tôi là gà trống. Buổi sáng, tôi đánh thức mọi người dậy...
- Tôi là cây chổi. Thường ngày, tôi quét sạch rác bẩn, làm cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Tôi là quyển vở. Mỗi ngày, tôi giúp bé luyện viết chữ để chữ ngày càng đẹp hơn.
- Tôi là ngọn mướp. Mỗi ngày tôi xòe lá, vươn "tay" leo giàn.
Câu 2: Giả sử em được mời lên sân khấu giao lưu với các bạn trong trường, em hãy tự giới thiệu về mình
- Nói lời chào các bạn
- Tự giới thiệu:
- Tên em là gì?
- Sở thích của em là gì?
- Em là học sinh lớp nào?
- Ước mơ của em là gì?
- Có thể biểu diễn một tiết mục hát, múa...
Trả lời:
- Giới thiệu về bản thân mình:
Xin chào các bạn!
Tôi tên là Nguyễn Gia Khánh. Tôi là học sinh lớp 2A1. Sở thích của tôi là đi du lịch, đá bóng và chơi cờ vua. Ước mơ của tôi là trở thành một hướng dẫn viên du lịch, được đi khắp nơi và khám phá nhiều vùng đất mới. Sau đây, tôi xin trình bày một tiết mục văn nghệ. Bài hát đó là "Lớp chúng mình".
BÀI VIẾT 2
Câu 1: Ghép từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu:
Trả lời:
Câu 2: Đặt câu hỏi cho từng bộ phận của một trong các câu trên:
Trả lời:
- Đặt câu hỏi cho từng bộ phận:
- Cái gì là một đồ dùng học tập
- Bút là cái gì?
Câu 3: Viết lời giới thiệu bản thân, sử dụng mẫu câu Ai là gì?
Trả lời:
- Giới thiệu bản thân:
- Tôi là Nguyễn Cao Cẩm Anh
- Môn học tôi yếu thích là tiếng anh và toán
- Đồ chơi tôi yêu thích là bộ lắp ghép và búp bê
- Con vật tôi thích nhất là con mèo và con cá vàng.
TỦ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 2: Em hãy đọc mục lục dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Mục lục gồm những cột nào?
- Đọc mục lục theo hàng ngang
- Trả lời câu hỏi (theo mục lục trích ở trên):
- Tập truyện này có những truyện nào?
- Truyện Hương cỏ mật ở trang nào?
- Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả nào?
- Theo em, mục lục sách dùng để làm gì?
Trả lời:
- Mục lục gồm các cột: số thứ tự, tác giả, tác phẩm và trang
- Đọc mục lục theo hàng ngang: 1 tác giả Hà Ân, tác phẩm Ông trạng thả diều trang 5.
- Trả lời câu hỏi:
- Tập truyện này có những truyện: ông trạng thả diều, em bé bên bờ sông Lai Vu, hương cỏ mật, mẹ, Thanh và cái Thắm, Bí mật đêm giao thừa, con sóng...
- Truyện Hương cỏ mật ở trang 64
- Truyện Ông trạng thả diều của tác giả Hà Ân
- Theo em, mục lục sách dùng để khái quát nội dung có trong sách và dùng để tra cứu nội dung bạn muốn tìm ở vị trí trang nào trong cuốn sách dễ dàng hơn.