Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều

Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn tiếng việt bộ sách cánh diều bao gồm rất nhiều kiến thức cho giáo viên dạy thêm hè cho học sinh mới học xong lớp 2. Việc ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đã học chuẩn bị cho năm học mới đạt kết quả cao. Giáo án file word và tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều
Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều
Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều
Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều
Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều
Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều
Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều
Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG CỦA EM

TUẦN 1 BUỔI 1

Bài đọc: Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên

Luyện bài tập chính tả và tiếng Việt

Luyện viết đoạn văn

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên.
  • Ôn luyện cách viết các chữ hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn: điền chữ c/k; l/n; an/ang; dấu phẩy và dấu chấm.
  • Viết được 3 – 4 câu miêu tả cảnh đẹp của quê hương em. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Biết trân trọng và tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
  • Rèn luyện sự kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, sách giáo khoa.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2, Phiếu rèn chữ.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
  • Tranh ảnh sưu tầm nhạc cụ dân tộc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc: Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên.

Nhiệm vụ 1: Tập đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên với giọng đọc phù hợp, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS quan sát và chú ý thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- GV đọc mẫu bài Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên với giọng đọc phù hợp.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV cho HS luyện đọc theo nhóm đôi (5 phút).

+ GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau.

- GV yêu cầu HS đọc các từ khó (nếu có) và giải thích cho HS hiểu nghĩa của các từ đó.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành bài tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phần I – Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi.

Đính kèm trong Phiếu bài tập số 1 ở cuối bài.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phần I – Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

 

Hoạt động 2: Tiếng Việt

Nhiệm vụ 1: Luyện viết chữ hoa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập viết chữ hoa A, Ă, Â và câu ứng dụng.

b. Cách tiến hành:

- GV phát Phiếu học tập số 2 cho HS, yêu cầu HS quan sát và chú ý thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- GV trình chiếu video mẫu chữ hoa A, Ă, Â và viết mẫu lên bảng cho HS quan sát.

Xem tại đây: Viết chữ hoa A

Xem tại đây: Chữ viết hoa Ă

Xem tại đây: Chữ viết hoa Â

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thực hiện viết mẫu chữ hoa A, Ă, Â.

- GV yêu cầu HS luyện tập viết chữ hoa A, Ă, Â vào Phiếu học tập số 2.

- GV kiểm tra nét viết của các HS, sửa chữa bài cho HS (nếu sai).

- GV sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ bắt đầu bằng chữ A, Ă, Â và đọc cho HS viết vào Phiếu rèn chữ. Ví dụ:

+ Anh em như thể tay chân.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Ân trả nghĩa đền.

- GV giải thích ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ cho HS (nếu có thời gian).

Nhiệm vụ 2: Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phần II – Phiếu học tập số 1: trả lời các câu hỏi luyện từ và câu.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức tiếng Việt đã học:

+ Em phân biệt chữ c và chữ k như thế nào?

+ Em phân biệt dấu phẩy và dấu chấm như thế nào?

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung và sửa chữa (nếu sai).

- GV yêu cầu HS hoàn thành Phần II – Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phần II – Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Luyện viết đoạn văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết 3 – 4 câu miêu tả về cảnh đẹp ở quê em.

b. Cách tiến hành:

- GV viết đề bài lên bảng và yêu cầu HS viết vào Phiếu rèn chữ: Em hãy viết 3 – 4 câu miêu tả cảnh đẹp ở quê hương em.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những cảnh đẹp của quê hương trước lớp.

- GV yêu cầu HS luyện viết 3 – 4 câu miêu tả cảnh đẹp quê hương vào Phiếu rèn chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình viết bài.

- GV trình chiếu bài mẫu cho HS quan sát:

Em thích nhất là được thức dậy sớm và đón bình minh trên cánh đồng cùng ông nội. Ông mặt trời từ từ vươn mình qua những dãy núi phía xa. Những ánh nắng tinh nghịch chiếu xuống mọi sự vật như đang tô điểm thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên. Cánh đồng lúa bát ngát với những bông lúa xanh mơm mởn lắc lư trong gió. Em hít một hơi thật sâu và cảm nhận sự thanh bình, êm ả của buổi bình minh trên quê hương. Nó thật đẹp biết bao!

C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ

- GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập.

- GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh hoàn thành bài tập.

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận phiếu và thực hiện nhiệm vụ.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS đọc từ khó (nếu có) và lắng nghe GV giải thích.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi và hoàn thành (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

B

C

A

 

 

 

 

 

 

- HS nhận phiếu và thực hiện nhiệm vụ.

- HS quan sát video và chữ viết hoa mẫu của GV.

 

 

 

- HS quan sát và nhận xét chữ viết hoa của bạn.

- HS thực hành viết chữ hoa.

 

 

 

- HS lắng nghe và luyện viết vào Phiếu rèn chữ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và xung phong trả lời câu hỏi:

+ Chữ k viết trước các chữ e, ê, I (iê, ia) còn chữ c viết trước các chữ a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

+ Sau dấu phẩy không được viết hoa và sau dấu chấm phải viết hoa.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi và hoàn thành (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Bài 1. Điền chữ còn thiếu vào chỗ trống:

a. Điền vào chỗ trống c hay k?

Nắng lên cao theo bố

Xây thẳng mạch tường vôi

Lại trải vàng sân phơi

Hong thóc khô cho mẹ

Nắng chạy nhanh lắm nhé!

Chẳng ai đuổi kịp đâu

Thoắt đã về vườn ra

Soi cho ông nhặt c

Rồi xuyên qua cửa sổ

Nắng giúp bà xâu kim

b. Điền vào chỗ trống l hay n?

Có một mùa vũ hội

Thung lũng đầy tiếng chim

Anh công xòe đuôi múa

Chị gió cười hồn nhiên.

 

Có một mùa vũ hội

Muôn loài chim hòa ca

Mây choàng khăn cho núi

Bâng khuâng bác lim già.

Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng:

a) chơi đàn.

c) giảng giải.

d) tan học.

h) sáng ngời.

Bài 3. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn, bóng đá.

b) Diệu Hương luôn đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ.

c) Thu Hà học giỏi, hát hay nên được thầy cô và bạn bè quý mến.

Bài 4. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp:

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm. Vào mùa xuân và mùa thu, trời mát dịu và thoang thoảng hương rừng. Bên bờ suối, những khóm hoa đủ mùa sắc đau nở. Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

Bài 5. Sắp xếp các từ ngữ được gạch ngang vào nhóm thích hợp:

Sự vật

Hoạt động

Đặc điểm

Thuyền, cánh buồm, con chim

Chạy, đỗ

Thon thả, nhó xíu, long lanh

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và viết yêu cầu.

 

 

- HS chia sẻ về cảnh đẹp của quê hương mình.

- HS luyện viết bài vào Phiếu rèn chữ.

- HS quan sát bài viết mẫu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại kiến thức.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

Trường:............................................................................................... Lớp:................

Họ và tên HS:................................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Phần I. Luyện đọc

Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên

Từ thuở xa xưa, khi ông bà chưa sinh ra người Xê- đăng, người Ba-na, người Gia- rai... đất rừng Tây Nguyên còn mịt mù, hỗn độn.

Bỗng có một con rồng lửa từ đâu bay lại. Đuôi nó ở vùng núi Ngọc Linh, cái đầu đã ở vùng Hồ Lắc. Con rồng cứ quần đảo phun lửa mấy tháng liền. Trời đất khô nóng như rang. Khi nó kiệt sức rơi xuống, cả một vùng đất có màu đỏ như gạch.

Bấy giờ, lại có con rồng nước xuất hiện. Nó cũng to lớn như con rồng lửa. Miệng phun nước trắng trời. Nước phun tới đâu, cây cỏ tươi tỉnh trở lại. Nó bay mãi, bay mãi, đến cao nguyên Plây-cu, còn bao nhiêu nước trong bụng, bèn phun hết xuống thành sông suối.

Từ đó hằng năm, hai con rồng vẫn thay phiên nhau bay đến làm mưa làm nắng thành hai mùa trên đất Tây Nguyên.

(Phỏng theo Truyện cổ các dân tộc ít người)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

Câu 1. Thuở xưa, đất rừng Tây Nguyên thế nào?

a. Khô nóng như rang.

b. Mịt mù, hỗn độn.

c. Tối tăm, mù mịt.

Câu 2. Hai con rồng đã tạo nên hai mùa gì trên đất Tây nguyên?

a. Mùa mưa, mùa bão.

b. Mùa nắng, mùa gió.

c. Mùa khô, mùa mưa.

Câu 3. Câu chuyện cho em biết Tây Nguyên là vùng đất thế nào?

a. Là vùng đất đỏ, có nhiều sông suối.

b. Là vùng đất đỏ khô nóng như rang.

c. Là vùng đất luôn xanh tươi, mát mẻ.

Câu 4. Dòng nào dưới đây có thể dùng thay thế cho tên bài?

a. Câu chuyện về con rồng lửa trên đất tây Nguyên.

b. Câu chuyện về con rồng nước trên đất Tây Nguyên.

c. Câu chuyện về hai con rồng trên đất Tây Nguyên.

 

Phần II. Luyện từ và câu

Bài 1. Điền chữ còn thiếu vào chỗ trống:

a. Điền vào chỗ trống c hay k?

Nắng lên ...ao theo bố

Xây thẳng mạch tường vôi

Lại trải vàng sân phơi

Hong thóc khô cho mẹ

Nắng chạy nhanh lắm nhé!

Chẳng ai đuổi ...ịp đâu

Thoắt đã về vườn ra

Soi cho ông nhặt ...ỏ

Rồi xuyên qua ...ửa sổ

Nắng giúp bà xâu ...im

(Theo Mai Văn Hai)

b. Điền vào chỗ trống l hay n?

Có một mùa vũ hội

Thung ...ũng đầy tiếng chim

Anh công xòe đuôi múa

Chị gió cười hồn nhiên.

 

Có một mùa vũ hội

Muôn ...oài chim hòa ca

Mây choàng khăn cho ...úi

Bâng khuâng bác ...im già.

(Theo Lê Đăng Sơn)

Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ ngữ viết đúng:

a) chơi đàn

b) sán ngời

c) giảng giải

d) tan học

e) giản giải

g) tang học

h) sáng ngời

i) chơi đàng

Bài 3. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn bóng đá.

b) Diệu Hương luôn đi học đều học bài và làm bài đầy đủ.

c) Thu Hà học giỏi hát hay nên được thầy cô và bạn bè quý mến.

Bài 4. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp:

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm Vào mùa xuân và mùa thu trời mát dịu và thoang thoảng hương rừng Bên bờ suối những khóm hoa đủ mùa sắc đau nở Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

Bài 5. Sắp xếp các từ ngữ được gạch ngang vào nhóm thích hợp

Hừng đông mặt biển

Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.

(Theo Bùi Hiển)

Sự vật

Hoạt động

Đặc điểm

.........................................

.........................................

.........................................

.........................................

.........................................

.........................................

 

 

Phiếu học tập số 2

 

Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều
Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều

Thông tin giáo án:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có 2 phần: Ôn tập lớp 2 + làm quen lớp 3
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án tiếng việt 2 sách cánh diều

Từ khóa: Giáo án ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều, giáo án ôn hè lớp 2 môn tiếng việt cánh diều, giáo án hè lớp 2 lên lớp 3 môn tiếng việt sách cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay