Đáp án Tiếng Việt 2 cánh diều Bài 17: Chị ngã em nâng

File đáp án Tiếng việt 2 cánh diều Bài 17: Chị ngã em nâng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án tiếng việt 2 sách cánh diều

BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG

Chia sẻ

Sử dụng các mẫu câu Ai làm gì? Ai thế nào? hỏi đáp theo tranh

Trả lời:

Tranh 1: Anh làm gì? Anh thế nào

- Anh chơi trống cùng em gái. Anh rất hiền lành và yêu em

Tranh 2: Em bé làm gì? Em bé như thế nào?

- Em bé đang tưới cây giúp mẹ. Em bé rất ngoan ngoãn và chăm chỉ

Tranh 3: Anh làm gì? Anh như thế nào?

- Anh dắt em đi. Anh rất quan tâm đến em

BÀI ĐỌC 1: TIẾNG VÕNG KÊU

Đọc hiểu

Câu 1: Tiếng võng kêu cho biết bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?

Trả lời:

Tiếng võng kêu cho biết bạn nhỏ trong bài thơ đang ngủ

 

Câu 2: Tìm những hình ảnh cho thấy bé Giang đang ngủ rất đáng yêu?

Trả lời:

Hình ảnh cho thấy bé Giang đang ngủ rất đáng yêu là: tóc bay phất phơ, vương vương nụ cười.

 

Câu 3: Bạn nhỏ nói gì với em bé trong hai khổ thơ cuối?

Trả lời:

Bạn nhỏ nói với em bé: “Em ơi cứ ngủ đi. Tay anh đưa đều”.

Luyện tâp

Câu 1: Tìm từ ngữ:

  1. Nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em
  2. Nói về tình cảm anh em

Trả lời:

- Tìm từ ngữ:

  1. Nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em: giúp đỡ, nhường nhịn, nâng đỡ, chăm sóc, quan tâm…
  2. Nói về tình cảm anh chị em: yêu thương, quý mến, quý trọng, kính mến...

Câu 2: Đặt câu với một từ tìm được ở bài tập 1

Trả lời:

- Đặt câu:

  • Anh em trong gia đình phải yêu thương nhau
  • Anh chị phải nhường nhịn cho em nhỏ.

Bài viết 1

Câu 1: Nghe - viết: Tiếng võng kêu (khổ thơ 3 và 4)

Trả lời:

Nghe - viết: Tiếng võng kêu (khổ thơ 3 và 4)

Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

Trả lời:

  1. Chữ s hay x?
  • xốp
  • sao
  • xa
  1. Vần âc hay ât?
  • nhất
  • gấc
  • đất
  • tất

Câu 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

Trả lời:

  1. Chữ s hay x?

xử     sử dụng      nước sôi      xôi nếp

  1. Vần âc hay ât?

giấc mơ   thật thà      đấu vật     nhấc bổng

Câu 4: Tập viết (sgk)

Trả lời:

Tập viết (sgk)

BÀI ĐỌC 2: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

Đọc hiểu

Câu 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì?

Trả lời:

Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi các con đến và bảo các con ai bẻ được bó đũa thì cha thưởng cho túi tiền

 

Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa? Chọn ý đúng

  1. Họ họ cầm cả bó đũa mà bẻ
  2. Vì họ bẻ từng chiếc một
  3. Vì họ vẻ không đủ mạnh

Trả lời:

Không người con nào bẻ gãy được bó đũa vì: Đáp án: a. Họ họ cầm cả bó đũa mà bẻ

Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

Trả lời:

Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một.

 

Câu 4: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì?

Trả lời:

Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con: Anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Luyện tập

Câu 1: Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể đến khuyên răn

Trả lời:

Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng: Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

 

Câu 2: Cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong các câu in nghiêng?

Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy xe đạp xe xích lô xe bò...”, rồi lắc đầu:

- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ.

- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.

Trả lời:

- Điền dấu phẩy:

Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy, xe đạp, xe xích lô, xe bò...”, rồi lắc đầu:

- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ.

- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.

Kể chuyện

Câu 1: Cùng bạn kể tiếp nối các đoạn Câu chuyện bó đũa

Trả lời:

Cùng bạn kể tiếp nối các đoạn Câu chuyện bó đũa.

Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện bó đũa

Trả lời:

Câu chuyện bó đũa

  1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.
  2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

 Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

  1. Thấy vây, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

 Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Bài viết 2

Câu 1: Đọc tin nhắn và trả lời các câu hỏi:

  1. Những ai nhắn tin cho Trang? Nhắn tin bằng cách nào?
  2. Vì sao anh Tuấn và bạn Bích phải nhắn tin cho Trang bằng cách ấy?
  3. Anh Tuấn nhắn Trang những gì? Bạn Bích nhắn Trang những gì?

Trả lời:

- Trả lời câu hỏi:

  1. Anh Tuấn và Bích nhắn tin cho Trang. Nhắn tin bằng cách viết vào một tờ giấy.
  2. Anh Tuấn và Bích phải nhắn tin cho Trang bằng cách ấy để truyền đạt thông tin mà hai người muốn gửi đến Trang.
  3. Anh Tuấn nhắn Trang xôi để trong nồi cơm điện và tối về sẽ có quà sinh nhật tặng Trang. Bích nhắn trang để truyện ở cửa sổ, Trang cất giúp bạn ấy.

Câu 2: Chọn 1 trong 2 đề:

  1. Viết tin nhắn theo tình huống em tự nghĩ ra
  2. Viết tin nhắn theo tình huống sau: Chủ nhật, bố mẹ về quê. Anh đi học vẽ, trưa mới về. Ông ngoại đón em đến nhà ông bà chơi và ăn cơm ở đó. Hãy nhắn tin để anh biết.

Trả lời:

  1. Viết tin nhắn: Nam đến nhà tặng Hải cuốn sách nhưng cửa mở mà không ai ở nhà. Nam viết tin nhắn cho Hải

7 giờ sáng Chủ nhật

Nam à! Sáng nay Hải đến nhà chơi và tặng Nam cuốn sách nhưng không ai ở nhà. Nam có để cuốn sách trên kệ tủ nhé! Chúc Nam đọc sách vui vẻ!

Bạn: Quang Hải

  1. Viết tin nhắn:

7 giờ sáng thứ Chủ nhật

Anh Hải ơi!

Sáng nay, ông ngoại đến chơi và đón em sang nhà ăn cơm. Anh đi học vẽ về thì lấy cơm mẹ chuẩn bị sẵn ở trên bàn nhé! Em sang ông bà chơi chiều em về ạ!

Em gái

Ngọc Lan.

Góc sáng tạo

Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề

  1. Viết 4 - 5 câu kể một việc tốt em đã làm cho em bé (hoặc anh, chị) của em

Chú ý:

  • Đó là việc gì (trông em, nhường đồ chơi cho em, giúp anh, chị; chia vui hoặc động viên, an ủi anh, chị....)?
  • Việc ấy diễn ra như thế nào?
  • Làm được một việc tốt, em vui như thế nào?
  1. Viết vài dòng thơ về em bé (hoặc anh, chị) của em

Hãy trang trí bài làm bằng ảnh, tranh em vẽ em bé (hoặc anh, chị)

Trả lời:

  1. - Kể về việc tốt mà em đã làm:

Tuần vừa rồi, em vừa được bố mẹ khen khi biết nhường đồ chơi cho em. Đó là một con gấu bông được bạn đồng nghiệp của bố tặng em. Khi bố vừa mang về, em gái đã chạy sà vào ôm lấy và nằng nặc món quà ấy. Em làm chị nên em đã để em gái chơi, em không muốn làm em gái buồn.

  1. Trang trí bài làm bằng ảnh, tranh em vẽ em bé (hoặc anh, chị)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Tiếng việt 2 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay