Đáp án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 10: Di tích văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên nhiên
File đáp án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 10: Di tích văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên nhiên. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 10. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
Câu 1: Trò chơi "Du lịch vòng quanh đất nước"
Kể tên di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên của Việt Nam.
Trả lời:
Một số di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên của Việt Nam:
Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)
Di tích Pác Bó (Cao Bằng)
Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh)
Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)
Khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên)
Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên)
Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế)
Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Quần thể Tràng An (Ninh Bình)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
Câu 2: Quan sát các hình sau và cho biết các bạn lớp An và lớp Nam đang đi đâu? Nơi đó có gì đặc biệt?
Trả lời:
Hình 1: Các bạn lớp An đi tham quan Bến nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Ở đây các bạn được xem tranh ảnh và tư liệu về lịch sử Việt Nam và nghe thuyết minh về những ngày tháng Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Hình 2: Các bạn lớp Nam đi tham quan Đảo Khỉ Cần Giờ. Ở đây, các bạn được chơi đùa và quan sát các chú khỉ, đi tham quan bằng thuyền,...
Câu 3: Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về các di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên trên đất nước Việt Nam và giới thiệu với các bạn.
Trả lời:
- Di tích lịch sử: Văn miếu Quốc Tử Giám
- Giới thiệu: Văn miếu Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học. Khu vực thứ nhất từ cổng chính văn miếu đến cổng Đại Trung Môn. Hai bên trái phải của Đại Trung Môn có 2 cửa nhỏ, bên trái gọi là cửa Thành Đức (trở thành người có đức), bên phải gọi là cửa Đạt Tài (trở thành người có tài). Cổng Đại Trung Môn được xây theo kiến trúc 3 gian trên nền gạch cao, mái lợp ngói, giữa có treo 1 tấm biển nhỏ đề 3 chữ Đại Trung Môn. Khu vực thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngôi sao Khuê tỏa sáng. Để lột tả rõ hình ảnh ngôi sao Khuê soi chiếu, 4 mặt Khuê Văn Các tạo hình 4 cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra tứ phía như mặt trời rực rỡ.
Câu 4: Giới thiệu một di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em theo các gợi ý sau.
Tên, địa điểm của di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên.
Cảnh vật thiên nhiên, con người nơi đó.
Những điều em thích.
Trả lời:
Tên: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Địa điểm: Quảng Bình.
Đặc điểm:
- Hệ thống hang động tuyệt đẹp, kì vĩ và phong phú với Động Phong Nha - nơi được mệnh danh là Thiên Nam đệ nhất động, hang Thiên Đường, động Tiên Sơn,...
- Hệ thống thực vật và động vật đa dạng, phong phú với rất nhiều loài động thực vật quý hiếm và kỳ lạ có trong Sách Đỏ như tôm không mắt, sao la, voọc Hà Tĩnh,...
- Có dấu vết của người Việt thời cổ đại.
Em rất thích được ngắm sự kì vĩ và tuyệt đẹp của các hang động trong vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng và được xem những con vật mà mình chưa nhìn thấy ở ngoài bao giờ.
Câu 5: Em có đồng tình với việc làm của các bạn khi tham quan những di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên trong mỗi hình sau không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng tình với việc làm của các bạn trong các hình trên khi tham quan những di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên vì:
Hình 9: hai bạn nam đùa nghịch không xếp hàng gây mất trật tự nơi trang nghiêm và không tôn trọng mọi người.
Hình 10: hai bạn nhỏ dẫm lên hiện vật trong khu di tích có thể làm hỏng hóc, trầy xước, nứt vỡ và làm mất giá trị của những hiện vật trưng bày.
Hình 11: hai bạn nhỏ vứt rác làm mất vệ sinh công cộng, làm ảnh hưởng đến những người tham quan khác.
Câu 6: Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em trong tình huống sau:
Trả lời:
Nếu em là các bạn trong hình em sẽ không trèo qua hàng rào để vào chơi và nhắc nhở các bạn không nên động vào những tấm bia vì có thể làm trầy xước, vỡ, nứt gãy và làm mất giá trị lịch sử, văn hóa tại khu di tích.
Câu 7: Tuyên truyền bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của địa phương
Trả lời:
Học sinh thực hành thiết kế băng rôn, khẩu hiệu,… để tuyên truyền.
=> Giáo án TNXH 3 chân trời bài 10: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên (tiết 2)