Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Dưới đây là giáo án bản word môn tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Bản xem trước: Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Một số tài liệu quan tâm khác
Soạn giáo án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 1: Họ nội,họ ngoại (tiết 1)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 1: Họ nội, họ ngoại ( tiết 2)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình (tiết 1)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 2: Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình (tiết 2)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (tiết 1)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (tiết 2)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 4: Giữ vệ sinh quanh nhà (tiết 1)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 4: Giữ vệ sinh quanh nhà (tiết 2)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 5: Ôn tập chủ đề gia đình (tiết 1)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 5: Ôn tập chủ đề gia đình (tiết 2)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội của trường ( tiết 1)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 6: Chúng em tham gia các hoạt động xã hội của trường (tiết 2)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 7: Truyền thống của trường em (tiết 1)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 7: Truyền thống của trường em (tiết 2)
Giáo án TNXH 3 chân trời bài 8: Thực hành giữ an toàn và vệ sinh trường học (tiết 1)
....Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 1. HỌ NỘI, HỌ NGOẠI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
-Nêu được mối quan hệ họ hàng nội,ngoại
-Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại
-Vẽ, viết hoặc cắt, dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu
-Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại.
=> Bộ giáo án tự nhiên xã hội 2 chân trời được soạn chi tiết bao gồm: giáo án word tự nhiên xã hội 2 chân trời, giáo án powerpoint tự nhiên xã hội 2 chân trời. Kenhgiaovien có đủ giáo án tất cả các môn lớp 2 của 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giừ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương na strar lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
- Năng lực môn tự nhiên và xã hội :
+ Năng lực nhận thức khoa học: HS mô tả, trình bày được các thành viên bên họ nội, họ ngoại.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS giải thích, phân tích một số tình huống có liên quan đến bài học, nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung qunh, nêu và thực hiện được cách ứng xử phù hợp.
=> Đây là nội dung bài xem trước, còn có thêm nhiều bài soạn chi tiết tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo đủ cả năm.
3. Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ.
Có giáo án điện tử
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học:Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên : Các hình trong bài 1 sgk, clip bài hát « Gia đình em », phiếu học tập, thẻ từ trò chơi khởi động ở tiết 2.
b. Đối với học sinh : sgk, vbt, tranh vẽ hoặc ảnh chụp gia đình họ hàng nội, ngoại ; giấy trắng, keo, hồ dán, trang phục, nón lá, quà quê, bộ lắp ráp nhà… để đóng vai tình huống ở tiết 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những người họ hàng trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới. b. Cách thức thực hiện: - GV trình chiếu video bài hát nói về các thành viên trong gia đình sau đó yêu cầu HS cùng múa hát theo. https://www.youtube.com/watch?v=UEAMz4VonNE - GV đặt câu hỏi : + Em hãy kể tên các thành viên được nêu trong bài hát ? + Em hãy kể tên một số thành viên trong họ hàng của em ? - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét, dẫn vào bài học : Như các con đã biết, trong gia đình, ngoài ông bà, bố mẹ, anh chị em, còn có những người trong họ hàng. Đó là những người có quan hệ huyết thống với nhau. Cụ thể, các con sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong bài 1. Họ nội, họ ngoại.
II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Nhận biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại a. Mục tiêu : HS nhận biết được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. b. Cách thức thực hiện : - GV yêu cầu HS quan sát hình cưới của bố mẹ bạn An trong sgk trang 8 và thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi : + Trong hình có những ai ? + Những người nào thuộc họ nội của An ? Những người nào thuộc họ ngoại của An ? - GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét, kết luận : Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
Hoạt động 2. Xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. a. Mục tiêu : HS biết cách xưng hô đúng với các thành viên thuộc họ nội, họ ngoại,… b. Cách thức thực hiện : - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trong sgk trang 9, thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi : An xưng hô với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại như thế nào ? - GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, mở rộng : Họ nội có bác, cô, chú, thím,… ; họ ngoại có : cậu, dì, mợ, dượng,…Em cần xưng hộ đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
Hoạt động 3. Liên hệ bản thân a. Mục tiêu : HS nêu được các thành viên trong gia đình họ nội, ngoại và cách xưng hô với các thành viên đó. b. Cách thức thực hiện : - GV yêu cầu HS bắt cặp với nhau và chia sẽ lẫn nhau : + Ngoài bố em, ông bà nội em còn sinh ra những ai ? + Ngoài mẹ em, ông bà ngoại em còn sinh ra những ai ? - GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp. - GV cùng HS nhận xét và đưa ra kết luận : Trong gia đình, ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình còn có cô, dì, chú, bác…Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
*Củng cố, dặn dò : - GV yêu cầu HS về nhà thực hành cách xưng hô với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại và sưu tầm ảnh chụp, tranh vẽ họ nội, họ ngoại để chuẩn bị tiết 2. |
- HS nghe và hát theo giai điệu bài hát.
- HS trả lời câu hỏi: + Thành viên trong bài hát: Ông bà, bố mẹ, anh chị, em + Một số thành viên trong họ hàng: cô, dì, chú, bác, cậu,...
- HS chăm chú lắng nghe.
- HS bắt cặp, quan sát tranh và thảo luận, trả lời câu hỏi: + Trong hình có: bố mẹ An, ông bà nội, ông bà ngoại, chị gái của bố An và em trai của mẹ An. + Những người thuộc họ nội An: ông bà nội, bố An và chị gái bố An. + Những người thuộc họ ngoại: ông bà ngoại, mẹ An và em trai mẹ An.
- HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp
- HS tập trung lắng nghe
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Xưng hô với họ nội, họ ngoại: ·Chị gái của bố: Bác ·Em trai của mẹ: cậu ·Vợ của em trai mẹ: mợ ·Con trai của cậu mợ: em
- HS chia sẻ trước lớp
- HS tập trung lắng nghe.
- HS bắt cặp, thảo luận, liên hệ bản thân và trao đổi với bạn.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. |
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cách xưng hô với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hô đúng” - GV phổ biến luật chơi: Lớp được chia thành 4 đội. GV sẽ đưa ra lần lượt các thẻ từ có ghi các thành viên của gia đình họ nội, họ ngoại, ví dụ “Em gái của bố”. Các nhóm sẽ cử đại diện chọn thẻ từ ghi cách xưng hô đúng, ví dụ “cô”. Nhóm nào chọn nhanh và đúng, nhóm đó sẽ giành được điểm. - GV nhận xét quá trình tham gia chơi trò chơi của HS, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1. Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình a. Mục tiêu: HS vẽ, viết hoặc cắt, dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS quan sát hình 3 trang 10 sgk, hướng dẫn HS thực hành. + Bước 1. Vẽ khung sơ đồ theo mẫu + Bước 2. Cắt, dán ảnh chụp hoặc tranh vẽ (đã chuẩn bị ở nhà) vào khung theo đúng thứ tự các thế hệ trong gia đình. + Bước 3. Viết cách xưng hô với các thành viên. - GV yêu cầu HS bắt cặp, các cặp đôi chia sẻ sơ đồ họ hàng nội, ngoại cho nhau. - GV cùng HS nhận xét, rút kết luận: Khi vẽ sơ đồ họ nội, họ ngoại em cần vẽ thế hệ thứ nhất ở trên cùng, sau đó mới đến những thế hệ kế tiếp sau.
Hoạt động 2. Việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại a. Mục tiêu: HS nhận biết những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5 trong sgk trang 10, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Các thành viên trong gia đình bạn An đang làm gì? + Việc làm đó thể hiện điều gì? - GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp, khuyến khích HS chia sẻ những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại. - GV cùng HS nhận xét, rút ra kết luận: Thăm hỏi, giúp đỡ, chăm ngoan, lễ phép,…là những việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng nội, ngoại.
Hoạt động 3. Xử lí tình huống a. Mục tiêu: HS đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống giả định với họ nội, họ ngoại. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình 6 trong sgk trang 11, nêu nội dung tình huống. - GV đặt câu hỏi, HS nhóm 4 thảo luận: Nếu là Nam, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? - GV tổ chức cho HS đóng vai xử lí tình huống - GV cùng HS nhận xét, kết luận: Khi có họ hàng ở quê ghé thăm, em cần thể hiện thái độ niềm nở, kính trọng và lễ phép.
Hoạt động 4. Liên hệ bản thân a. Mục tiêu: HS bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS bắt cặp, chia sẻ: Những người trong họ hàng của em thường gặp nhau ở dịp nào? Mọi người thường làm gì để thể hiện tình cảm với nhau? - GV mời 2 – 3 cặp HS chia sẻ trước lớp - GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời: Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu quý đối với những người họ hàng của mình? - GV cùng HS nhận xét, kết luận: Em yêu quý, quan tâm những người họ hàng bên nội, bên ngoại của mình.
*Củng cố, dặn dò : - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu quý đối với những người họ hàng của mình. HS có thể chụp ảnh lưu lại để chia sẻ với bạn hoặc dán vào góc học tập của lớp. |
- HS háo hức tham gia trò chơi
- HS nghe và nắm rõ luật chơi.
- HS chăm chú lắng nghe, tiếp thu
- HS quan sát tranh, thảo luận và thực hành.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS bắt cặp, chia sẻ với bạn
- HS tập trung, lắng nghe
- HS quan sát tranh, bắt cặp, thảo luận, đưa ra câu trả lời: + Các thành viên trong gia đình An đang: ·Mẹ và An gói bánh biếu ông bà ·Cả gia đình An về thăm ông bà + Việc làm đó thể hiện sự quan tâm, tình cảm của con cháu đối với ông bà. - HS chia sẻ trước lớp
- HS chăm chú lắng nghe.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tình huống.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Nếu là Nam em sẽ chạy ra chào hỏi, rủ em Phương vào chơi lắp ghép cùng.. - HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS bắt cặp, thảo luận, trả lời câu hỏi: Những người họ hàng thường gặp nhau dịp lễ, tết, ngày giỗ,…Mọi người thường nở nụ cười, chào hỏi, ôm hôn,… - HS chia sẻ việc làm của mình trước lớp.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS chăm chú lắng nghe, về nhà thực hiện. |
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
- Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
- Trọn bộ word + PPT: 900k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: giáo án tự nhiên xã hội 3, giáo án tnxh 3 CTST, giáo án lớp 3 CTST, giáo án môn tự nhiên xã hội 3 chân trời
Tài liệu giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội tiểu học