Đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 cánh diều Bài 10: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 6 cánh diều Bài 10: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công dân là:

  1. Người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định
  2. Người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật quy định.
  3. Người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.
  4. Người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật quy định.

Câu 2: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch

  1. Nhiều nước.
  2. Nước ngoài.
  3. Quốc tế.
  4. Việt Nam.

Câu 3: Quốc tịch là

  1. Căn cứ xác định công dân của nhiều nước.
  2. Căn cứ xác định công dân của một nước.
  3. Căn cứ xác định công dân của nước ngoài.
  4. Căn cứ để xác định công dân đóng thuế.

Câu 4: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

  1. Tập tục quy định.
  2. Pháp luật quy định.
  3. Chuẩn mực của đạo đức.
  4. Phong tục tập quán.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải Công dân mang quốc tịch Việt Nam?

  1. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  2. Trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.
  3. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
  4. Ly có bố người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam nhưng bố Ly làm giấy khai sinh quốc tịch Hàn Quốc.

Câu 6: Công dân mang quốc tịch Việt Nam là:

  1. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  2. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
  3. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  4. Chuyên gia người nước ngoài làm việc lâu năm tại thổ Việt Nam.

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống.
  2. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
  3. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.
  4. Con của bà Z có quốc tịch Mỹ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai.

Câu 8: Bố mẹ bạn A là người Mỹ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào?

  1. Bạn A là người Việt gốc Mỹ.
  2. Bạn A là người mang quốc tịch Mỹ.
  3. Bạn A là công dân của Việt Nam.
  4. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mỹ.

Câu 9: Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

  1. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.
  2. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.
  3. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.
  4. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

Câu 10: Trường hợp nào dưới đây là công dân Việt Nam?

  1. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn đang sinh sống cùng bố mẹ ở Ôxtrâylia.
  2. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang sống cùng bố mẹ bên Mỹ và chuyển sang quốc tịch Mỹ.
  3. Bạn X có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt nam
  4. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam nhưng bố mẹ không thoả thuận được việc nhập quốc tịch cho bạn.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

B

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

B

B

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công dân là người dân của một nước, theo quy định của pháp luật

  1. Được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
  2. Phải có nghĩa vụ với cộng đồng.
  3. Phải có trách nhiệm với cộng đồng.
  4. Được hưởng tất cả quyền mình muốn.

Câu 2: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

  1. Nhà nước và công dân nước đó.
  2. Công dân và công dân nước đó.
  3. Tập thể và công dân nước đó.
  4. Công dân với cộng đồng nước đó.

Câu 3: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  1. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
  2. Tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
  3. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  4. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

Câu 4: Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
  2. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  3. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
  4. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

Câu 5: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  1. Người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.
  2. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
  3. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  4. Trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.

Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  1. Công dân là những người sống trên một đất nước.
  2. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói.
  3. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
  4. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây trẻ em không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
  2. Trẻ em bị bỏ rơi tại Việt Nam không rõ cha mẹ là ai.
  3. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
  4. Trẻ em sinh ra tại Việt Nam nhưng bố mẹ mang quốc tịch Mỹ.

Câu 8: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

  1. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
  2. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
  3. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  4. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

Câu 9: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

  1. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.
  2. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.
  3. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.
  4. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.

Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

  1. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
  2. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
  3. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.
  4. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

A

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

 C

D

A

A

D

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Công dân là gì? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Câu 2 (4 điểm): Để trở thành một công dân có ích cho đất nước học sinh cần rèn luyện, trau dồi như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Công dân là người dân của một nước, không phân biệt độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, có quyền và nghĩa vụ công dân do pháp luật nhà nước quy định.

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Để trở thành một công dân có ích cho đất nước học sinh cần rèn luyện, trau dồi:

+ Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân

+ Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam

+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức.

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa công dân và nhà nước Việt Nam?

Câu 2 (4 điểm): Bố mẹ Ly đều là công dân Việt Nam, hiện nay gia đình Ly đang sinh sống tại Anh. Theo em, bạn Ly là công dân nước nào? Căn cứ vào đâu để xác định.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước Việt Nam:

+ Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước, không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn…

+ Công dân được nhà nước bảo vệ và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Bạn Ly là công dân Việt Nam

- Căn cứ theo Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân Việt Nam vì thế bạn Ly là công dân nước Việt Nam.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Trẻ em có cha mẹ là công dân của Việt Nam.
  2. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  3. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  4. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.

Câu 2: Ở Việt Nam quốc tịch của một người không phải ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?

  1. Căn cước công dân.
  2. Giấy khi sinh.
  3. Hộ chiếu.
  4. Bằng lái xe

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không phải là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  1. Trẻ em bị bỏ rơi.
  2. Trẻ em bị mất cha.
  3. Người bị phạt tù chung thân.
  4. Trẻ em là con nuôi.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là người có quốc tịch Việt Nam:

  1. Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
  2. Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
  3. Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người quốc tịch Nga, còn cha không rõ là ai.
  4. Trẻ sơ sinh, bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy liệt kê 2 trường hợp được xác định là người có Quốc tịch Việt Nam

Câu 2: Hạnh có bố là công dân Thụy Sĩ, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hạnh sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hạnh không thỏa thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Thụy Sĩ. Năm Hạnh 10 tuổi thì cả nhà bạn về Thụy Sĩ sinh sống.

Theo em, Hạnh có quốc tịch Việt Nam hay Thụy Sĩ? Vì sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Hạnh có mang quốc tịch Việt Nam vì Hạnh sinh ra ở Việt Nam và cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho con. Người có quốc tịch Việt Nam là người sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người:

  1. Có quốc tịch Việt Nam.
  2. Sống trên một đất nước.
  3. Làm việc và sống ở Việt Nam.
  4. Có quyền và nghĩa vụ theo quy định.

Câu 2: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

  1. Bảo vệ và bảo đảm.
  2. Bảo vệ và duy trì.
  3. Duy trì và phát triển.
  4. Duy trì và bảo đảm.

Câu 3: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

  1. Luật Quốc tịch Việt Nam.
  2. Luật hôn nhân và gia đình.
  3. Luật đất đai.
  4. Luật trẻ em.

Câu 4: Chị H lấy chồng là anh X có quốc tịch Canada. Vợ chồng chị H sinh sống ở Việt Nam và không có ý định cư trú tại Canada nên anh X muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy để được nhập quốc tịch Việt Nam thì anh X cần phải đảm bảo điều kiện gì?

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.
  3. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  4. Đảm bảo tất cả các điều kiện trên.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Là học sinh, em cần làm gì để trở thành một công dân tốt?

Câu 2: Mẹ của Chi là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. Chi sinh ra ở Việt Nam. Chi và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này theo em bạn Chi mang quốc tịch nước nào? Giải thích.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Là học sinh, để trở thành một công dân tốt em cần:

- Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.

- Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức.

- Chăm thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh…

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường.

- Trau dồi, phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Tùng chỉ lấy vừa đủ thức ăn thể hiện tính tiết kiệm thức ăn, tránh lãng phí. Chúng ta nên học tập Tùng biết cách tiết kiệm đồ ăn trong cuộc sống.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay