Đề kiểm tra 15 phút Công dân 8 chân trời Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “Gia đình là …… của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng ……… của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên”?
- Chiếc vỏ bọc/ sự nghiệp
- Nguồn cội/ nhân cách
- Nguồn gốc/ tính cách
- Chiếc nôi/ sức mạnh
Câu 2: Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?
- Bố mẹ
- Con cái
- Anh, chị, em trong gia đình
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Đâu là những người chịu ảnh hưởng nhiều từ bạo lực gia đình?
- Nam giới
- Phụ nữ và trẻ em
- Trẻ em nam và trẻ em nữ
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây?
- Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình
- Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình
- Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình
- Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình
Câu 5: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?
- Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình
- Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra
- Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Vì sao bạo lực gia đình có thể thường xảy ra ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn?
- Vì họ phải bươn trải kiếm sống vất vả hơn những gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn
- Vì phải vất vả kiếm sống nên dễ nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình
- Vì áp lực cuộc sống vốn đã đã chẳng dễ dàng vượt qua với họ nên các mâu thuẫn có thể xảy ra khi các khó khăn lần lượt kéo ập tới
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?
- Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình
- Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra
- Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái
- Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm
Câu 8: Khi mẹ đang tức giận, M không nói thêm điều gì làm mẹ kích động. Đợi khi mẹ không còn bực tức nữa mới giải thích mọi chuyện cho mẹ. Theo em đây có phải là một cách hạn chế được bạo lực gia đình?
- Khi mẹ nói mà không nói thể hiện điều không tôn trọng mẹ
- Việc bạn làm chỉ giúp trì hoãn được bạo lực chứ không làm giảm khả năng xảy ra bạo lực gia đình
- Cách hành xử của bạn chỉ làm cho mẹ cảm thấy bực tức hơn
- Cách hành xử của bạn M hợp lí, khi mẹ đang nóng giận không nên cãi lí, đôi co với mẹ điều đó chỉ làm mẹ thêm bực tức và có thể chút giận lên người
Câu 9: Ba của B hay đi làm về khuya, thi thoảng ba uống rượu say khướt về đến nhà lại hay nổi cáu. Mỗi lần như thế là ba lại dùng những lời lẽ lặng nhẹ để chì chiết mẹ, có khi còn là những trận đòn roi. Theo em, nếu B chứng kiến cảnh ba đánh đập mẹ, B sẽ có suy nghĩ như thế nào?
- B cảm thấy thương mẹ
- B sẽ cảm thấy ba là một người không đáng kính
- B sẽ dần dần hình thành định kiến về ba của mình, không còn tin tưởng vào giá trị ấm áp của gia đình
- B sẽ học các tính cách của ba khi lớn lên
Câu 10: Bố của L từ ngày bị bệnh thường hay cáu gắt, uống rượu và nổi cáu với mẹ con L, có lần bố say, bố đánh hai mẹ con. L rất sợ hãi và thương mẹ nhưng không biết làm thế nào để giúp mẹ trong những lúc như vậy. Em hãy giúp L tìm ra giúp mẹ con L không bị tổn thương mỗi khi bố giận và có ý định đánh mắng?
- Mẹ con L nên chống chả lại những hành động vũ phu của bố
- Mẹ con của L nên lánh đi chỗ khác những lúc bố nổi giận, nhờ sự giúp đỡ của ông bà, hàng xóm giúp can ngăn mỗi khi bố đánh chửi
- Mẹ con L có nên thực hiện các biện pháp cứng rắn để bố không dám đánh mắng hai mẹ con
- Hạn chế tiếp xúc với bố, để bố không có cơ hội lại gần nữa
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?
- Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
- Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
- Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
- Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học
Câu 2: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?
- Những lời nói, thái độ gây tổn thương
- Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
- Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
- Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ
Câu 3: Bạo lực gia đình có gây hệ lụy gì cho xã hội không?
- Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội
- Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội
- Làm xã hội trở nên trầm nắng hơn
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái là gì?
- Vì cha mẹ không yêu thương con cái
- Vì tâm lý có rèn giũa nghiêm ngặt thì con cái mới không hư hỏng
- Vì con cái trong gia đình thua kém con nhà hàng xóm
- Vì cha mẹ luôn muốn bản thân có được tiếng nói lớn ttrong gia đình
Câu 5: Theo em, gốc rễ của vấn đề bạo lực học đường là do đâu?
- Do vấn đề kinh tế
- Do các định kiến xã hội
- Do nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế, cách ứng xử khi có các vấn đề trong gia đình nảy sinh
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Hành vi cha mẹ ép con cái phải gả theo ý muốn có được coi là một hình thức bạo lực gia đình hay không?
- Chuyện cưới hỏi của con cái bố mẹ hoàn toàn có quyền ép đặt
- Có, theo Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (sửa đổi) đã quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm các hành vi cưỡng ép tảo hôn, li hôn, hoặc cản trở kết hôn, li hôn hợp pháp
- Việc con cái kết hôn là do bố mẹ sắp đặt
- Nếu không nghe theo sắp xếp của bố mẹ, mọi chuyện sau này của con cái bố mẹ sẽ không can thiệp được
Câu 7: Vì sao bạo lực gia đình cần bị lên án?
- Vì mỗi chúng ta đều có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình
- Bạo lực gia đình làm xói mòn đi các giá trị truyền thống, chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho những người xung quanh và toàn xã hội
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Chồng bà A rất nóng tính, mỗi khi trong gia đình xảy ra chuyện thì ông lại thường mắng chửi mọi người trong gia đình. Trong tình huống này, mọi người trong gia đình bà A nên làm gì để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình?
- Cố tìm ra lí lẽ để cãi thắng trong mọi tình huống
- Nếu do ông chồng bà A sai thì mọi người trong gia đình cần phải lên tiếng để công lí không bị vùi lấp
- Cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, bàn bạc lại mọi chuyện vào lúc mọi thành viên đều bình tĩnh
- Dùng mọi lí lẽ để khuất phục
Câu 9: Những nạn nhân của bạo lực gia đình nên làm gì?
- Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình
- Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả
- Nên thông báo sự việc với người thân, tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền
- Sử dụng các biện pháp tiêu cực hơn để xử lí vấn đề
Câu 10: Xót xa khi thấy chồng đánh con vì điểm kém trong học tập và phạt con không cho ăn cơm, chị N định chạy đi báo Công an xã nhưng đã bị chồng chặn lại. Chị hô hoán lên nhờ hàng xóm giúp đỡ. Khi Công an xã đến thì chồng chị khoá cửa lại không cho ai vào và nói rằng đây là việc riêng của gia đình anh, không ai được can thiệp vào. Hành vi nêu trên của chồng chị N có vi phạm pháp luật không?
- Hành vi của chồng chị N chỉ bị phạm luật về việc bạo hành con cái trong gia đình
- Hành vi của chồng chị N vi phạm pháp luật do có hành vi đánh đập, xâm hại đến sức khỏe của người khác, đồng thời chồng chị N còn bị xử phạt về hành vi cố ý cản trở người khác phát hiện và khai báo các hành vi bạo lực gia đình
- Chồng chị N sẽ bị xử phạt về hành vi cố gắng che giấu các hành vi về bạo lực gia đình
- Chồng chị N bị xử phạt bởi hành vi chống phá người thi hành công vụ
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: (6 điểm) Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình được thể hiện dưới những hình thức nào?
Câu 2: (4 điểm) Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư mình đang sinh sống.
ĐỀ 2
Câu 1: (6 điểm) Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình để lại những hậu quả gì?
Câu 2: (4 điểm) Theo em, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có mầm mống của bạo lực gia đình, phải chứng kiến các hành động bạo lực từ nhỏ. Khi lớn lên đứa trẻ ấy sẽ như thế nào?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?
- Bố mẹ
- Con cái
- Anh, chị, em trong gia đình
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?
- Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình
- Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra
- Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?
- Người mẹ hết mực yêu thương con cái
- Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt
- C. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình
- Người bố thường xuyên uống rượu
Câu 4: Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?
- Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình
- Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra
- Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái
- Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình?
Câu 2 (3 điểm) Theo em, người có mặt ở nơi xảy ra bạc lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?
- Những lời nói, thái độ gây tổn thương
- Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
- Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
- Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ
Câu 2: Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay?
- Bạo lực giữa bố mẹ và con cái
- Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình
- Bạo lực giữa vợ và chồng
- Bạo lực giữa các ông bà và các cháu
Câu 3: Theo em, gốc rễ của vấn đề bạo lực học đường là do đâu?
- Do vấn đề kinh tế
- Do các định kiến xã hội
- Do nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế, cách ứng xử khi có các vấn đề trong gia đình nảy sinh
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Chồng bà A rất nóng tính, mỗi khi trong gia đình xảy ra chuyện thì ông lại thường mắng chửi mọi người trong gia đình. Trong tình huống này, mọi người trong gia đình bà A nên làm gì để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình?
- Cố tìm ra lí lẽ để cãi thắng trong mọi tình huống
- Nếu do ông chồng bà A sai thì mọi người trong gia đình cần phải lên tiếng để công lí không bị vùi lấp
- Cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, bàn bạc lại mọi chuyện vào lúc mọi thành viên đều bình tĩnh
- Dùng mọi lí lẽ để khuất phục
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Em hãy nêu các cách để phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 2 (3 điểm) Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình?
=> Giáo án Công dân 8 chân trời bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình