Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối Bài 19: Dẫn xuất halogen

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối tri thức Bài 19: Dẫn xuất halogen. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHƯƠNG 5.

BÀI 19. DẪN XUẤT HALOGEN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đồng phân dẫn xuất halogen của hydrocarbon no gồm

  • A. Đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân hình học
  • B. Đồng phân mạch carbon và đồng phân vị trí nhóm chức
  • C. Đồng phân hình học và đồng phân cấu tạo
  • D. Đồng phân nhóm chức và đồng phân cấu tạo

Câu 2: Hợp chất nào dưới đây được dùng để tổng hợp PVC

  • A. CH2=CHCH2Cl
  • B. CH2=CHBr
  • C. C6H5Cl
  • D. CH2=CHCl

Câu 3: Chất nào dưới đây là dẫn xuất halogen của hydrocarbon

  • A. Cl – CH2 – COOH    
  • B. C6H5 – CH2 – Cl
  • C. CH3 – CH2 – Mg – Br    
  • D. CH3 – CO – Cl

Câu 4: Nhỏ từ từ từng giọt bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được là

  • A. Nước bromine bị mất màu
  • B. Xuất hiện kết tủa trắng
  • C. Xuất hiện kết tủa trắng sau tan dần
  • D. Xuất hiện kết tủa trắng và nước bromine bị mất màu

Câu 5: Chất không phải dẫn xuất halogen của hydrocarbon là

  • A. CH2 = CH–CH2Br  
  • B. ClBrCH–CF3
  • C. Cl2CH–CF2–O–CH3  
  • D. C6H6Cl6

Câu 6: Khi cho but-1-ene tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Markovnikov thì sản phẩm chính thu được là

  • A. CH3-CH -CH2-CHBr-CH -CHBr-CH2Br
  • B. CH3-CH -CH2-CHBr-CH -CHBr-CH3
  • C. CH2Br-CH2-CH -CH2-CH -CH2Br
  • D. CH3-CH -CH2-CH -CH2-CH -CH2Br

Câu 7: Khi đun nóng ethylchloride trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH, thu được

  • A. Ethanol
  • B. Ethylene
  • C. Acetylene
  • D. Ethane

Câu 8: 0,05 mol hydrocarbon mạch hở X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam bromine cho ra sản phẩm có hàm lượng bromine đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là

  • A. C3H6
  • B. C4H8
  • C. C5H10
  • D. C5H8

Câu 9: Cho hydrocarbon mạch hở X phản ứng với bromine (dung dịch) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là

  • A. but-1-ene
  • B. but-2-ene
  • C. propylene
  • D. butane

Câu 10:  Đun nóng 1,91 gam hỗn hợp X gồm C3H7Cl và C6H5Cl với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,435 gam kết tủa. Khối lượng C6H5Cl trong hỗn hợp đầu là

  • A. 1,125 gam.
  • B. 1,570 gam. 
  • C. 0,875 gam.
  • D. 2,250 gam

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dẫn xuất halogen được tạo thành khi

  • A. Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen
  • B. Khi thay thế nguyên tử carbon trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen
  • C. Khi thay thế nguyên tử sulfur trong phân tử dẫn xuất hydrocarbon bằng nguyên tử halogen
  • D. Khi thay thế nguyên tử oxygen trong phân tử dẫn xuất hydrocarbon bằng nguyên tử halogen

Câu 2: Liên kết C-X trong phân tử dẫn xuất halogen

  • A. Phân cực về phía nguyên tử halogen
  • B. Phân cực về phía nguyên tử carbon
  • C. Phân cực về phía nguyên tử hydrogen
  • D. Không phân cực

Câu 3: Cho các phát biểu sau về dẫn xuất halogen, phát biểu không đúng là

  • A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon có phân tử khối tương đương
  • B. Hầu như không tan trong nước
  • C. Chất có phân tử khối nhỏ ở trạng thái khí
  • D. Không tan trong dung môi hữu cơ

Câu 4: Phản ứng đặc trưng của dẫn xuất halogen là

  • A. Phản ứng cộng hydrogen
  • B. Phản ứng thế nguyên tử halogen
  • C. Phản ứng cracking
  • D. Phản ứng reforming

Câu 5: Khi các dẫn xuất halogen tham gia phản ứng với dung dịch kiềm

  • A. Nguyên tử carbon bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành alcohol
  • B. Nguyên tử carbon bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành nước
  • C. Nguyên tử halogen bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành alcohol
  • D. Nguyên tử halogen bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành nước

Câu 6: Dẫn xuất halogen không có đồng phân hình học là

  • A. CHCl=CHCl
  • B. CH2=CH-CH2F
  • C. CH3CH=CBrCH3
  • D. CH3CH2CH=CHCHClCH3

Câu 7: Theo quy tắc Zaitsev, sản phẩm chính của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chlorobutane là

  • A. But-2-ene
  • B. But-1-ene 
  • C. But-1,3-diene
  • D. But-1-yne  

Câu 8: Cho 54,5 g một alkyl chloride X tác dụng với dung dịch KOH trong C2H5OH đun nóng nhẹ, thu được V lít khí Y và 7,45 g muối Z. Công thức phân tử của X là

  • A. CH3Cl
  • B. C2H5Cl
  • C. C3H7Cl
  • D. C4H9Cl

Câu 9: Đun sôi 15,7 gam C3H7Cl với hỗn hợp KOH/C2H5OH dư, sau khi loại tạp chất và dẫn khí sinh ra qua dung dịch bromine dư thấy có x gam Br2 tham gia phản ứng. Tính x nếu hiệu suất phản ứng ban đầu là 80%.

  • A. 25,6 gam        
  • B. 32 gam      
  • C. 16 gam        
  • D. 12,8 gam

Câu 10: Đun nóng 13,875 gam một ankyl clorua Y với dung dịch NaOH dư, axit hóa dung dịch thu được bằng dung dịch HNO3, nhỏ tiếp vào dung dịch AgNO3 thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. Công thức phân tử của Y là 

  • A. C2H5Cl
  • B. C3H7Cl
  • C. C4H9Cl 
  • D. C5H11Cl

GỢI Ý ĐÁP ÁN

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày về phản ứng riêng của alk-1-yne?

Câu 2 (4 điểm). A, B, C là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7%, tỉ lệ khối lượng mol tương ứng là 1: 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước bromua. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư.

    a. Khối lượng bình tăng hoặc giảm bao nhiêu gam ?

    b. Khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm bao nhiêu gam ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm).  Viết cấu tạo hóa học của 2 alkane và gọi tên theo danh pháp thay thế?

Câu 2 (4 điểm). Đốt cháy hết 2,295 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 2,025 gam H2O và CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối. Giá trị của m và thành phần của muối?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cracking là quá trình

  • A. bẻ gãy phân tử hydrocarbon nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt
  • B. đồng phân hóa các phân tử
  • C. hidro hóa và đóng vòng phân tử dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác
  • D. biến đổi cấu trúc của hydrocarbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác

Câu 2: Dùng dung dịch bromine làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?

  • A. Methane và ethane
  • B. Toluene và styrene
  • C. Ethylene và propylene
  • D. Ethylene và styrene

Câu 3. Tiến hành thì nghiệm: Lấy 3 ống nghiệm đựng cùng một số mol ba chất benzene (1), toluene (2) và ethylbenzene (3). Cho vào cả 3 ống nghiệm cùng một lượng Br2 sau đó cho thêm bột sắt và đun nóng. Vậy thứ tự làm mất màu Br2 như sau

  • A. (1) → (2) → (3)
  • B. (2) → (1) → (3)
  • C. (3) → (2) → (1)
  • D. 3 ống nghiệm mất màu cùng lúc

Câu 4.  Alkane X có chứa 82,76% carbon theo khối lượng. Số nguyên tử hydrogen trong một phân tử X là

  • A. 6
  • B. 8
  • C. 10
  • D. 12

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế metane bằng phương pháp nào? 

Câu 2 (2 điểm): Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hydrocarbon X không làm mất màu dung dịch bromine ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là

  • A. ethylene
  • B. cyclopropane
  • C. cyclohexane
  • D. styrene

Câu 2: Để chuyển hoá alkyne thành alkene ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác 

  • A. Ni, tº    
  • B. Mn, tº
  • C. Pd/ PbCO3, tº    
  • D. Fe, tº

Câu 3. Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất benzene, styrene, ethylbenzene

  • A. dd Bromine     
  • B. dd KMnO4     
  • C. dd AgNO3/NH3
  • D. dd HNO3

Câu 4. Đốt cháy một thể tích hydrocarbon X thu được 7 thể tích CO2 ở cùng điều kiện. Biết tỉ khối hơi của X đối với oxygen bằng 2,875. Vậy số nguyên tử hydrogen trong X là

  • A. 8
  • B. 9
  • C. 10
  • D. 14

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là?

Câu 2(2 điểm): Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ.

a) Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20°C cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

b) Cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu kg gas để cung cấp đủ nhiệt lượng trên, biết hiệu suất hấp thụ nhiệt đạt 80%?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 19: Dẫn xuất halogen

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay