Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối tri thức Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHƯƠNG 2

BÀI 8: SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  H2SO4 đặc khi tiếp xúc với đường, vải, giấy có thể làm chúng hóa đen do có tính

  • A.               Oxi hóa mạnh.     
  • B.                Háo nước.
  • C.                Axit mạnh.     
  • D.               D. Khử mạnh.

Câu 2: Phát biểu không đúng về tính chất vật lí của sulfur acid là

  • A. Là chất lỏng sánh như dầu
  • B. Không bay hơi
  • C. Có màu vàng nhạt
  • D. Có tính hút ẩm mạnh

Câu 3: Cách pha loãng sulfuric acid đặc an toàn là

  • A. Rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy
  • B. Rót từ từ nước vào dung dịch sulfuric acid đặc, vừa rót vừa khuấy
  • C. Đổ nhanh nước vào dung dịch sulfuric acid đặc
  • D. Đổ nhanh dung dịch sulfuric acid đặc vào nước

Câu 4: Số oxi hóa của S trong H2SO4 là

  • A. +2
  • B. +4
  • C. +6
  • D. +8

Câu 5: Ứng dụng không phải của sulfuric acid là

  • A. Sản xuất thuốc nhuộm
  • B. Sản xuất phân bón
  • C. Sản xuất chất dẻo, tơ sợi
  • D. Bảo quản thực phẩm

Câu 6: Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau

(a) H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O

(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

(c) 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?

  • A. (a)    
  • B. (c)    
  • C. (b)    
  • D. (d)

Câu 7: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây?

  • A. Cu và Cu(OH)2.     
  • B. Fe và Fe(OH)3.
  • C. C và CO2.     
  • D. S và H2S.

Câu 8: Cho phương trình hóa học

aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O

Tỉ lệ a:b là

  • A. 1:1    
  • B. 2:3    
  • C. 1:3    
  • D. 1:2

Câu 9: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sunfat thu được là

  • A. 1,24gam                              
  • B. 6,28gam                               
  • C. 1,96gam                              
  • D. 3,4gam.

Câu 10: Cho m(g) hỗn hợp A gồm 3 kim loại Al, Zn, Cu. Lấy 0,1 mol A tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,68 lít khí ở đktc và 2,4g kim loại không tan. Mặt khác, lấy 22,05g A Cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được a mol khí SO2 (đktc).Giá trị của a là

  • A. 0,45.    
  • B. 0,35.
  • C. 0,55.    
  • D. 0,25.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Muối sulfate có ứng dụng trọng việc

  • A. Sản xuất thạch cao
  • B. Sản xuất thuốc nhuộm
  • C. Bảo quản thực phẩm
  • D. Tẩy trắng giấy

Câu 2: Ion SO42- có thể được nhận biết bằng ion

  • A. Na +
  • B. K +
  • C. Ba2+
  • D. Fe2+

Câu 3: Phát biểu không đúng về sulfuric acid loãng

  • A. Là một axit mạnh
  • B. Có tính oxi hóa mạnh
  • C. Tan vô hạn trong nước
  • D. Không bay hơi

Câu 4: Liên kết giữa các phân tử sulfuric acid là liên kết

  • A. Cộng hóa trị
  • B. Ion
  • C. Kim loại
  • D. Hydrogen

Câu 5: Điểm giống nhau giữa dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4  đặc là

  • A. Đều có tính acid mạnh
  • B. Tác dụng với kim loại giải phóng khí SO2
  • C. Có tính oxi hóa mạnh
  • D. Tác dụng được với Cu

Câu 6: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng

  • A. Al    
  • B. Mg    
  • C. Na    
  • D. Cu

Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng

  • A. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 +SO2 + 2H2O
  • B. Fe + S to → FeS
  • C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2
  • D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2

Câu 8: Cho các mệnh đề sau:

1.     Sử dụng găng tay, đeo kính bảo hộ, mặc áo thí nghiệm

2.     Đặt chai, lọ đựng sulfuric acid gần các lọ chứa các chất như chlorate, perchlorate, permanganate, dichromate

3.     Bảo quản sulfuric acid trong chai nhựa

4.     Sử dụng lượng acid dư để đảm bảo phải ứng xảy ra hoàn toàn

5.     Không tì, đè chai đựng acid lên miệng cốc, ống đong khi rót acid

6.     Lượng acid còn thừa sau khi làm thí nghiệm phải đổ xuống cống nước

Số mệnh đề không đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9: Hòa tan hết 0,2 mol Fe(OH)2 bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít (đktc) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A. 2,24 lít.     
  • B. 3,36 lít.
  • C. 4,48 lít.     
  • D. 6,72 lít.

Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Fe; Zn và Cu.

+ TN1: Cho 4,74 gam X phản ứng hoàn toàn trong H + TN1: Cho 4,74 gam X phản ứng hoàn toàn trong H2SO4 loãng thấy thoát ra 1,568 lít khí ở đktc.

+ TN2: Cho 0,16 mol X phản ứng với H + TN2: Cho 0,16 mol X phản ứng với H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 4,704 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất ở đktc.

% khối lượng của Fe, Cu, Zn trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

  • A. 59,07%, 27,43% và 13,50%.
  • B. 59,07%, 13,50% và 27,43%.
  • C. 20 %, 20% và 60%.
  • D. 30%, 30% và 40%.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu các bước sơ cứu bi bỏng sulfuric acid.

Câu 2 (4 điểm). Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và thoát ra 12,32 lít khí SO2(đktc), sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam muối sunfate khan. Tính giá trị của m. 

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Nêu các tính chất hóa học của acid sulfuric đặc, viết các PTHH minh họa. 

Câu 2 (4 điểm). Cho 33,2 g hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 22,4 lít khí ở đktc và chất rắn không tan B. Cho B hòa tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong X. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong công nghiệp sản xuất H2SO4, chất được dùng để hấp thụ SO3 là

  • A. H2O
  • B. H2SO4 đặc
  • C. HCl
  • D. H2SO4 loãng

Câu 2.  Phát biểu không đúng khi nói về tính chất hóa học của dung dịch H2SO4 loãng là

  • A. Tác dụng với hầu hết các kim loại giải phóng khí SO2
  • B. Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
  • C. Tác dụng với base
  • D. Tác dụng với một số base oxide

Câu 3. Các khí sinh ra khi cho dung dịch sulfuric acid đặc tác dụng với đường mía gồm

  • A. H2S và CO2
  • B. H2S và SO2
  • C. SO3 và CO2
  • D. SO2 và CO2

Câu 4. Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa 1,96 gam muối tan. Giá trị của m là

  • A. 0,24 gam
  • B. 0,28 gam
  • C. 0,52 gam
  • D. 0,4 gam.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Chỉ dùng một dung dịch duy nhất, hãy phân biệt các hóa chất riêng biệt NaOH, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4.

Câu 2 (2 điểm): Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxide Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Tính khối lượng muối sunfate khan tạo thành. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Công thức hóa học của quặng pyrite là

  • A. Fe2S
  • B. FeS
  • C. FeS2
  • D. FeS3

Câu 2. Các chất mà dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng được trong khi dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng là

  • A. BaCl2, NaOH, Zn                                                         
  • B. NH3, MgO, Ba(OH)2
  • C. Fe, Al, Ni                                                                     
  • D. Cu, S, FeSO4

Câu 3: Cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. Sản phẩm thu được sau phản ứng là

  • A. FeSO4, SO2, H2O, H2SO4 dư
  • B. Fe2(SO4)3, SO2, H2O, H2SO4 dư
  • C. FeS, SO2, H2O
  • D. Tất cả đều sai

Câu 4. Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO4 0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là:

  • A. 4800 gam
  • B. 4700 gam
  • C. 4600 gam
  • D. 4500 gam

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). 

Câu 2(2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị của m. 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay