Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 cánh diều Bài 3. Sử học với các lĩnh vực khoa học khác . Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắcnghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3:  SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây bổ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm đầu vết của những nền văn minh cổ xưa, thông qua quan sát từ không gian?

  • A. Thực tại ảo.
  • B. Công nghệ viễn thám.
  • C. Sinh học.

Câu 2: Mối liên hệ giữa các ngành khoa học xã hội nào sau đây không thể tách rời?

  • A. Sử - Triết.
  • B. Văn – Địa.
  • C. Sử - Triết.
  • D. Triết – Khảo cổ.

Câu 3: Các lĩnh vực nào dưới đây cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học?

  • A. Sinh học, Địa lí tự nhiên, Thiên văn học.
  • B. Toán học, Tin học, Sinh học.
  • C. Thiên văn học, Sinh học, Toán học, Tin học, Vật lí học.
  • D. Vật lí học, Toán học.

Câu 4: Sử học là môn khoa học có tính chất liên ngành vì:

  • A. Phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp và phức tạp.
  • B. Lĩnh vực nghiên cứu đơn giản.
  • C. Đối tượng nghiên cứu đa dạng và toàn diện.
  • D. Đối tượng nghiên cứu hẹp và sâu.

Câu 5: Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với:

  • A. Bối cảnh chính trị, xã hội cụ thể.
  • B. Bối cảnh kinh tế cụ thể.
  • C. Môi trường sống của con người.
  • D. Đáp án khác. 

Câu 6: Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Sử học không có khả năng nào dưới đây?

  • A. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành, phát triển.
  • B. Xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
  • C. Dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai.
  • D. Xử lí dữ liệu, hỗ trợ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

Câu 7: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

  • A. Toàn diện, cụ thể và chính xác.
  • B. Toàn diện và chính xác tuyệt đối.
  • C. Cụ thể và đơn giản.
  • D. Đơn giản và hiệu quả.

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời.
  • B. Đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.
  • C. Giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh chính xác và thực hiện thành công những ý tưởng khoa học mới.
  • D. Thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

Câu 9: Bình Ngô đại cáo có giá trị gì đối với các nhà sử học?

  • A. Tìm hiểu và trình bày lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động.
  • B. Tìm hiểu về nền độc lập của nước Đại Việt.
  • C. Tìm hiểu về lời tuyên cáo trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • D. Đáp án khác.

Câu 10: Để nghiên cứu, trình bày về những trận đánh trên sông Bạch Đằng, nhà sử học phải dựa vào kết quả nghiên cứu của:

  • A. Địa lí nhân văn.
  • B. Triết học.
  • C. Toán học.
  • D. Hóa học.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBACCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDACAA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với:

  • A. Bối cảnh chính trị, xã hội cụ thể.
  • B. Bối cảnh kinh tế cụ thể.
  • C. Môi trường sống của con người.
  • D. Đáp án khác. 

Câu 2: Cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử là lĩnh vực?

  • A. Địa lí tự nhiên.
  • B. Toán học.
  • C. Thiên văn học.
  • D. Hóa học.

Câu 3: Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

  • A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
  • B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoa học, Công tác xã hội.
  • C. Chính trị học, Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
  • D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

Câu 4: Tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn?

  • A. Sinh học.
  • B. Lịch sử.
  • C. Toán học.
  • D. Công nghệ.

Câu 5: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?

  • A. Sự sáng tạo.
  • B. Tính kỉ luật.
  • C. Tính cộng đồng.
  • D. Sự liên kết.

Câu 6: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

  • A. Toàn diện, cụ thể và chính xác.
  • B. Toàn diện và chính xác tuyệt đối.
  • C. Cụ thể và đơn giản.
  • D. Đơn giản và hiệu quả.

Câu 7: Công nghệ kĩ thuật hiện đại không giúp Sử học thực hiện những dự án, nhiệm vụ nan giải nào sau đây?

  • A. Tái tạo hiện vật lịch sử.
  • B. Tái tạo thời gian lịch sử.
  • C. Đo đạc và thiết lập bản đồ di tích trên quy mô lớn.
  • D. Nghiên cứu về nguồn gốc nhân chủng thông qua y – sinh học.

Câu 8: Giá trị quan trọng của Sử học với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thể hiện qua nội dung nào dưới đây?

  • A. Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại về bối cảnh hình thành, phát triển.
  • B. Xác định không gian, bối cảnh lịch sử, vị trí, vai trò hình thành, phát triển.
  • C. Rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ sở phát triển trong tương lai.
  • D. Góp phần cung cấp những tri thức, kĩ thuật và xử lí dữ liệu, hỗ trợ các phương pháp tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

Câu 9: Bình Ngô đại cáo có giá trị gì đối với các nhà sử học?

  • A. Tìm hiểu và trình bày lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động.
  • B. Tìm hiểu về nền độc lập của nước Đại Việt.
  • C. Tìm hiểu về lời tuyên cáo trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • D. Đáp án khác.

Câu 10: Để nghiên cứu, trình bày về những trận đánh trên sông Bạch Đằng, nhà sử học phải dựa vào kết quả nghiên cứu của:

  • A. Địa lí nhân văn.
  • B. Triết học.
  • C. Toán học.
  • D. Hóa học.

 
 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Sử học hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn như thế nào?

Câu 2: Vì sao Sử học là môn khoa học có tính liên ngành.

 

ĐỀ 2

Câu 1: Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học như thế nào?

Câu 2: Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?

 


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử là lĩnh vực?

  • A. Địa lí tự nhiên.
  • B. Toán học.
  • C. Thiên văn học.
  • D. Hóa học.

Câu 2: Để làm rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của các ngành, Sử học cung cấp tri thức về:

  • A. Tác động.
  • B. Bối cảnh.
  • C. Ý nghĩa.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

  • A. Toàn diện, cụ thể và chính xác.
  • B. Toàn diện và chính xác tuyệt đối.
  • C. Cụ thể và đơn giản.
  • D. Đơn giản và hiệu quả.

Câu 4: Để nghiên cứu, trình bày về những trận đánh trên sông Bạch Đằng, nhà sử học phải dựa vào kết quả nghiên cứu của:

  • A. Địa lí nhân văn.
  • B. Triết học.
  • C. Toán học.
  • D. Hóa học.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết sử học có mối liên hệ gần gũi với ngành nào nhất.

Câu 2: Lấy ví dụ cụ thể về vai trò các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học.

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử là lĩnh vực?

  • A. Địa lí tự nhiên.
  • B. Toán học.
  • C. Thiên văn học.
  • D. Hóa học.

Câu 2: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?

  • A. Sự sáng tạo.
  • B. Tính kỉ luật.
  • C. Tính cộng đồng.
  • D. Sự liên kết.

Câu 3: Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, Sử học có khả năng

  • A. Hợp nhất.
  • B. Liên kết.
  • C. Nghiên cứu độc lập.
  • D. Hợp nhất từng ngành.

Câu 4: Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trên các lĩnh vực, Sử học khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học

  • A. Nghệ thuật.
  • B. Tôn giáo học.
  • C. Khảo cổ học.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu tác động của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học như thế nào?

Câu 2: Hãy lấy ví dụ khác về sự đóng góp của Sử học đối với một ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. Từ đó đưa ra kết luận.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

   

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay