Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 3: Nguồn gốc loài người

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 3: Nguồn gốc loài người. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:

  • A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
  • B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
  • C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
  • D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.

Câu 2: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay:

  • A. Khoảng 4 triệu năm trước.
  • B. Khoảng 5 triệu năm trước.
  • C. Khoảng 6 triệu năm trước.
  • D. Khoảng 7 triệu năm trước.

Câu 3: Đặc điểm của Vượn người là:

  • A. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
  • B. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
  • C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650 cm3.
  • D. Có khả năng đứng thẳng trên mặt đất. 

Câu 4: Phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam:

  • A. Nhỏ hẹp.
  • B. Chủ yếu ở miền Bắc.
  • C. Hầu hết ở miền Trung.
  • D. Rộng khắp.

Câu 5: Nguồn gốc của loài người là:

  • A. Người tối cổ.
  • B. Người tinh khôn.
  • C. Vượn cổ.
  • D. Vượn người.

Câu 6: Dấu vết cổ xưa nhất của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm được phát hiện ở Đông Nam Á là:

  • A. Hóa thạch ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
  • B. Chiếc sọ của Người tinh khôn ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a).
  • C. Di cốt, mảnh di cốt Người tối cổ ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.
  • D. Răng Người tối cổ ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn, Việt Nam).

Câu 7: Đâu không phải là điểm tiến bộ của Người tinh khôn so với Người tối cổ?

  • A. Hộp sọ và thể tích não lớn hơn.
  • B. Chế tạo công cụ lao động tinh xảo hơn.
  • C. Trán cao, mặt phẳng, cơ thể linh hoạt.
  • D. Đi, đứng hoàn toàn bằng 2 chi sau.

Câu 8: Người hiện đại thuộc nhóm người:

  • A. Vượn cổ.
  • B. Người tối cổ.
  • C. Người tinh khôn.
  • D. Người thông minh.

Câu 9: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là:

  • A. Chế tác công cụ lao động.
  • B. Biết cách tạo ra lửa.
  • C. Chế tác đồ gốm.
  • D. Chế tác đồ gỗ.

Câu 10: Vượn người đã xuất hiện ở Đông Nam Á từ rất sớm và tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn vì:

  • A. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
  • B. Có nhiều cây cối, thú rừng, thuận lợi cho việc săn bắt, hái lượm. 
  • C. Người tinh khôn biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
  • D. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, thuận lợi cho việc tìm địa bàn cư trú.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAADDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADCAA

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:

  • A. Khoảng 3 triệu năm.
  • B. Khoảng 5-6 triệu năm.
  • C. Khoảng 6-7 triệu năm.
  • D. Khoảng 150 000 năm trước.

Câu 2: Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khoa học phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng:

  • A. 400 000 năm trước.
  • B. 500 000 năm trước.
  • C. 600 000 năm trước.
  • D. 700 000 năm trước.

Câu 3: So với Vượn người, Người tối cổ đã có tiến hóa hơn về:

  • A. Cơ thể Người tối cổ lớn hơn Vượn người.
  • B. Thể tích hộp sọ trung bình là 400 cm3.
  • C. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
  • D. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo làm công cụ lao động.

Câu 4: Những dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được tìm thấy ở khu vực:

  • A. Lạng Sơn, Thanh Hóa.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Hòa Bình, Lai Châu.
  • D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Câu 5: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ là:

  • A. Từ vượn cổ phát triển thành Người tinh khôn.
  • B. Từ Người tối cổ phát triển thành Người tinh khôn.
  • C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới.
  • D. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.

Câu 6: Cách ngày nay 15 vạn năm là niên đại xuất hiện của:

  • A. Vượn người.
  • B. Người tối cổ.
  • C. Bầy người nguyên thủy.
  • D. Người tinh khôn.  

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về Người tinh khôn:

  • A. Cơ thể gọn và linh hoạt
  • B. Có sự khéo léo và óc sáng tạo
  • C. Đã biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí, làm nhà cửa.
  • D. Hộp sọ có kích thước lớn.

Câu 8: Di chỉ nào là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?

  • A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
  • B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
  • C. Xuân Lộc (Đồng Nai).
  • D. An Khê (Gia Lai).

Câu 9: Địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ là Ni-a nằm ở:

  • A. Việt Nam.
  • B. Ma-lai-xi-a.
  • C. Phi-lip-pin.
  • D. Mi-an-ma.

Câu 10: Loài người thuộc những khu vực nào dưới đây có chung nguồn gốc:

  • A. Châu Á và châu Âu.
  • B. Châu Phi và Châu Mĩ.
  • C. Châu Á, châu Âu và châu Mĩ.
  • D. Con người trên tất cả các châu lục đều có chung nguồn gốc.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBADAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp án DDDBD

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Em hãy nêu quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

Câu 2 (4 điểm): Em hãy cho biết sự khác nhau giữa người tối cổ và vượn người?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Quá trình tiến hóa từ vượn thành người:  + Cách đây khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người.  + Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành người tối cổ.  + Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành.6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Sự khác nhau giữa người tối cổ và vượn người:

 - Người tối cổ sống có tổ chức, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ xát đá, cuộc sống của họ hoang sơ: “ăn lông, ở lỗ”.  - Người tối cổ đã biết đứng thẳng, chi trước dùng để cầm nắm công cụ lao động.

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Sự xuất hiện của loài nào đã đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành? Nêu sự xuất hiện của loài người đó.

Câu 2 (4 điểm): Người tinh khôn có những tiến bộ kĩ thuật như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Sự xuất hiện của người tinh khôn đã đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành  - Sự xuất hiện của người tinh khôn: Khoảng 150 000 năm trước, Người tinh khôn xuất hiện. Người tinh khôn có bộ não lớn hơn Người tối cổ và cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay nên còn gọi là Người hiện đại. Sự xuất hiện của Người tinh khôn đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành.6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Những tiến bộ kĩ thuật:

 - Người tinh khôn đã biết ghè 2 rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn để dùng làm rìu, dao, nạo. Họ còn lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao.  - Người tinh khôn còn biết chế tạo cung tên. Đây là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí. Nhờ đó việc săn bắn đã có hiệu quả và an toàn hơn.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về Người tinh khôn:

  • A. Có thể đi bằng hai chi sau.
  • B. Biết ghè đẽo làm công cụ lao động thô sơ.
  • C. Có bộ não nhỏ hơn Người tối cổ.
  • D. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.

Câu 2: Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy tại Đông Nam Á ở:

  • A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).
  • B. Lang Spi-an (Cam-pu-chia).
  • C. Sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a).
  • D. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).   

Câu 3: Theo các nhà khoa học hiện đại, con người có nguồn gốc tổ tiên từ:

  • A. Loài Vượn người.
  • B. Từ bùn đất (do Chúa trời tạo ra).
  • C. Loài khỉ.
  • D. Từ một bọc trăm trứng.

Câu 4: Ở Việt Nam, tại các di tích: Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)... các nhà khảo cổ học đã phát hiện được dấu tích nào của Người tối cổ?

  • A. Răng hóa thạch.
  • B. Hộp sọ hóa thạch.
  • C. Công cụ bằng kim loại.
  • D. Công cụ bằng đá.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu một số đặc điểm của người tối cổ?

Câu 2: Em biết gì về đời sống vật chất của người nguyên thủy?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDDAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Một số đặc điểm của người tối cổ: Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Người tối cổ đã là người.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Đời sống vật chất của người nguyên thủy:

 - Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ). Biết lấy những mảnh đá ghè đẽo một mặt sắc và vừa tay cầm.  - Biết giữ lửa trong tự nhiên để nướng thức ăn, phòng thú dữ.  - Tìm kiếm thức ăn bằng săn bắt - hái lượm.  - Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội được gọi là bầy người nguyên thủy.  - Bầy người nguyên thuỷ vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” - một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phạm vi phân bố dấu tích người tối cổ ở Việt Nam là:

  • A. Miền núi của lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
  • B. Đồng bằng của lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
  • C. Cao nguyên của lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
  • D. Miền núi và đồng bằng của lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

Câu 2: So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hóa hơn hẳn:

  • A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
  • B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
  • C. Thể tích sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
  • D. Cơ thể người tối cổ lớn hơn Vượn người.

Câu 3: Đứng và đi bằng hai chân, bàn tay bước đầu được giải phóng dùng để cầm, nắm là đặc điểm của:

  • A. Người tinh khôn.
  • B. Người tối cổ.
  • C. Vượn người.
  • D. Người tinh khôn.

Câu 4: Biết chế tạo công cụ lao động sắc bén hơn cả là:

  • A. Người thông minh.
  • B. Người hiện đại.
  • C. Người tinh khôn.
  • D. Người tối cổ. 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Loài người xuất hiện như thế nào?

Câu 2: Người tối cổ xuất hiện như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDCCC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Sự xuất hiện loài người chính là do một loài vượn người chuyển biến thành. Chặng đầu của quá trình hình thành này khoảng 6 đến 5 triệu năm trước đây.  - Người ta tìm thấy dấu vết của Người tối cổ sống cách ngày nay 4 triệu năm ở một số nơi như Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc), Thanh Hoá (Việt Nam).  - Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Người tối cổ đã là người.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Người tối cổ xuất hiện: Khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã thoát khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động. Đó là Người tối cổ.3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay