Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 5: Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 5: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Liệt kê là gì?
- A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong thực tế
- B. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diễn tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm
- C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
- D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc người nói
Câu 2: Câu văn sau đây dùng biện pháp tu từ gì?
"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …"
- A. So sánh
- B. Ẩn dụ
- C. Hoán dụ
- D. Liệt kê
Câu 3: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê nào: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập."
- A. Liệt kê theo từng cặp
- B. Liệt kê không theo từng cặp
- C. Liệt kê tăng tiến
- D. Liệt kê không tăng tiến
Câu 4: Câu văn dưới đây có sử dụng biện pháp gì?
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.”
- A. Liệt kê
- B. Lặp cú pháp
- C. Nhân hoá
- D. Điệp ngữ
Câu 5: Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì?
“Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà : trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa…”
- A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động
- B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng
- C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động
- D. Nói lên sự phong phú của sự vật, hiện tượng
Câu 6: Phép liệt kê có tác dụng gì?
- A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng
- B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng
- C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng
- D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Câu 5: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.”
Câu 2 (2 điểm): Cho đoạn văn sau và phân tích nghệ thuật được sử dụng dưới đây:
“Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | D | C | B | B | D |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Hai câu in đậm dùng biện pháp tu từ liệt kê - Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ xa nhất tính đến thời điểm bây giờ | 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Biện pháp tu từ liệt kê: “...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.” - Dùng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả về hành trang biến hoài bão thành hiện thực | 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Những từ ngữ chỉ đối tượng được liệt kê có thể đặt ở:
- A. Đầu câu, giữa câu
- B. Giữa câu, cuối câu
- C. Đầu câu
- D. Cuối câu
Câu 2: Dấu hiệu nhận biết phép liệt kê là gì?
- A. Dự hiện diện của nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau trong một hàng
- B. Thường được tách bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy
- C. Cả A và B đúng
- D. Cả A và B sai
Câu 3: Câu văn sau dùng phép liệt kê nào?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...”
- A. Liệt kê không theo từng cặp
- B. Liệt kê tăng tiến
- C. Liệt kê theo từng cặp
- D. Liệt kê không tăng tiến
Câu 4: Phép liệt kê trong câu văn sau được thể hiện qua từ hoặc cụm từ nào?
“Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.”
- A. Trong hành trang của chúng ta càng cần đến
- B. Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực
- C. Hoài bão
- D. Tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh
Câu 5: Tìm phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau?
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng”
A. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa lung
B. Người con gái anh hùng
- C. Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
- D. Em đã sống lại rồi, em đã sống
Câu 6: Phép liệt kê tăng tiến là gì?
- A. Là kiểu liệt kê các thành phần sở hữu mối quan hệ bình đẳng
- B. Là kiểu liệt kê với các cặp đi liền với nhau
- C. Là kiểu liệt kê theo trình tự nhất định
- D. Là kiểu liệt kê hàng loạt gồm các sự vật, hiện tượng có điểm chung với nhau
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm biện pháp liệt kê trong câu dưới đây. Nhận xét về trật tự liên kết.
“Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.”
Câu 2 (2 điểm): Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?
- a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.
- b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt - Bài 5 thơ văn Nguyễn Trãi