Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 1: Thực hành tiếng việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 1: Thực hành tiếng việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu sau sai ở đâu: “Phở, một món nổi tiếng của người Việt”
- A. Thiếu chủ ngữ
- B. Thiếu vị ngữ
- C. Thiếu vế câu
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 2: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”
- A. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu
- B. Lỗi thiếu vị ngữ
- C. Lỗi thiếu chủ ngữ
- D. Lỗi thiếu vế câu
Câu 3: Cho câu: “Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đã được đổi thành tên cầu Long Biên”, câu này mắc lỗi gì?
- A. Sai về nghĩa
- B. Thiếu chủ ngữ
- C. Thiếu vị ngữ
- D. Thiếu cả chủ và vị
Câu 4: Câu “Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy khả năng sáng tạo tài tình của tác giả” mắc lỗi gì?
- A. Thiếu chủ ngữ
- B. Thiếu vị ngữ
- C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
- D. Thiếu trạng ngữ
Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?
- A. Những cánh hoa mai trên đồi.
- B. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
- C. Mặt trời chẳng của riêng ai.
- D. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.
Câu 6: Câu thơ nào không phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?
- A. Lom khom dưới núi tiều vài chú
- B. Bạc phơ mái tóc người Cha
- C. Sông được lúc dềnh dàng
- D.Không đáp án nào đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối?
Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra tác dụng của phép đối trong những câu sau:
a) Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
b) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (Trần Quốc Tuấn)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | A | B | C | A | D |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hòa về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn. - Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong thơ (đặc biệt là thể thơ Đường luật bát cú), trong văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản. Ví dụ, biện pháp tu từ đối trong câu 3 – 4 của bài Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan): Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. - Đây là biện pháp tu từ có tác dụng tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hòa theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Tác dụng này thể hiện rất rõ trong hai dòng thơ trên. - Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng giúp miêu tả việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng. | 0,5
0,5
0,5
0,5 |
Câu 2 (2 điểm) | a) Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản) b) Gợi sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn. | 1 1 |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Sửa câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay” thành câu đúng?
- A. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em, tôi cất cặp và đi ngay.
- B. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
- C. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
- D. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
Câu 2: Câu “Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng” sai ở đâu?
- A. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
- B. Thiếu chủ ngữ
- C. Thiếu vị ngữ
- D. Thiếu thành phần phụ của câu
Câu 3: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
- A. Sử dụng hình thức đảo ngữ
- B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
- C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
- D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu
Câu 4: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại gây ấn tượng mạnh cho người đọc?
- A. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
- B. Vì sử dụng từ lấy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
- C. Sử dụng đảo ngữ
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 5: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” có tác dụng gì?
- A. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất
- B. Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?
- A. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
- B. Lòng quê rờn rợn vời con nước
- C. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
- D. Tất cả đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặt câu với kiểu đối thanh, đối chọi về nghĩa và kiểu đối từ loại?
Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng của phép đối trong những câu dưới đây:
a) Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
(Hịch tướng sĩ)
b) Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngưa ta cũng an lòng.
(Hịch tướng sĩ)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | A | A | A | C | D |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Kiểu đối thanh: Chim có tổ/ Người có tông: (“tổ’’ - thanh trắc/ “tông”, thanh bằng). - Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng: (mực - xấu / đèn - tốt). - Kiểu đối từ loại: Đói cho sạch /rách cho thơm: (các từ có cùng từ loại đối với nhau: đói - rách; sạch - thơm). | 2 |
Câu 2 (2 điểm) | a) Phép đối tạo sự cân đối hài hòa trong diễn đạt, mục đích phê phá đả kích mạnh mẽ. b) Tạo sự cân xứng hài hòa trong diễn đạt, nhấn mạnh cảm xúc, giọng văn đanh thép hùng hồn, câu nói như 1 lời thề thiêng liêng, thể hiện ý chí sắt đá. | 1
1 |
=> Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt - bài 1