Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 5: Văn bản Đại cáo Bình Ngô
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 5:Văn bản Đại cáo Bình Ngô. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác giả của Đại cáo bình ngô là ai?
- A. Trần Hưng Đạo
- B. Lê Lợi
- C. Nguyễn Trãi
- D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 2: Đại cáo trong nhan đề tác phẩm được hiểu là:
- A. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố một việc, một vấn đề gì đó
- B. Bài văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh dùng để công bố những việc trọng đại đến muôn dân
- C. Bài văn nghị luận được viết bằng văn biền ngẫu có độ dài và dung lượng lớn
- D. Bài văn nghị luận được viết ra vì đại nghiệp, đại sự
Câu 3: Ở văn bản, Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:
- A. Chủ trương đồng hóa
- B. Chủ trương cai trị thâm độc
- C. Tội ác của giặc
- D. Cả B, C đều đúng
Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất mối quan hệ giữa việc nhân nghĩa và yên dân được tác giả phát biểu trong câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
- A. Yên dân là mục đích của việc nhân nghĩa
- B. Yên dân là thước đo của việc nhân nghĩa
- C. Yên dân là cái gốc của việc nhân nghĩa
- D. Yên dân là cốt lõi của việc nhân nghĩa
Câu 5: Trong những tội ác của giặc Minh dưới đây, tội ác nào là man rợ nhất:
- A. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
- B. Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ
- C. Người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt bài đại cáo là gì?
- A. Yêu nước, thương dân
- B. Yêu nước, nhân nghĩa
- C. Tự hào dân tộc
- D. Tinh thần nhân văn
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa gì?
Câu 2 (2 điểm): Điều đặc biệt gì đã làm cho áng văn trở thành một bản cáo trạng hùng hồn và đanh thép về tội ác của giặc Minh xâm lược nước ta?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | B | D | C | A | B |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân giặc - Bản văn viết bằng chữ Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu => Trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn => Được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Khi vạch rõ những âm mưu xâm lược của giặc Minh, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc - Khi tố cáo tội ác của giặc, tác giả đứng về quyền sống của người dân để tố cáo => Nói về chủ quyền dân tộc như một bản tuyên ngôn độc lập => Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh đã chứa các yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Câu thơ nào mang ý chính của đoạn thơ thứ nhất?
- A. “Núi sông bờ cõi đã chia”
- B. “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
- C. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
- D. “Song hào kiệt đời nào cũng có”
Câu 2: Những tư tưởng, chân lí khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài?
- A. Khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán
- B. Khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt
- C. Khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ
- D. Khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt
Câu 3: Thái độ của Nguyễn Trãi như thế nào khi tố cáo tội ác của giặc Minh?
- A. Căm phẫn, tức giận
- B. Hài hòa, vui vẻ
- C. Nhân nhượng
- D. Chế giễu
Câu 4: Điều gì đã giúp nghĩa quân vượt qua những khó khăn?
- A. Sự trợ giúp từ triều đình
- B. Tinh thần của quân và dân
- C. Sự viện trợ từ các nước láng giềng
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ nào?
- A. Điếu dân phạt tội
- B. Mưu phạt tâm công
- C. Đại nghĩa, chí nhân
- D. Mở đường hiếu sinh
Câu 6: Tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu là gì?
- A. Nhấn mạnh, tăng tính thuyết phục cho các câu văn biền ngẫu
- B. Giúp tăng thêm tính hài hòa trong diễn đạt
- C. Tăng tính biểu cảm cho câu thơ.
- D. Cả A và B đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những tư tưởng, sự việc khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài đại cáo?
Câu 2 (2 điểm): Nghĩa quân đã gặp những khó khăn nào và điều gì đã giúp họ vượt qua?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | D | A | B | C | D |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” - Vì mỗi dân tộc đều có: + Nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán riêng + Có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt => Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Những khó khăn: Thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, lương cạn, nhân tài ít - Điều đã giúp họ vượt qua: Tinh thần của quân và dân: + Gắng chí, quyết tâm “Ta gắng chí khắc phục gian nan” + Đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông) => Sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: văn bản 2. Đại cáo Bình Ngô