Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 5: Văn bản Gương báu khuyên răn

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 5: Văn bản Gương báu khuyên răn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác giả của Gương báu khuyên răn là ai?

  • A. Trần Hưng Đạo
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Lê Lợi
  • D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 2: Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

  • A. Rời rạc
  • B. Nối tiếp
  • C. Xâu chuỗi
  • D. Chặt chẽ

Câu 3: Nhan đề và nội dung chính của bài thơ thể hiện điều gì?

  • A. Lời giảng dạy của một chiếc gương
  • B. Câu chuyện của một chiếc gương
  • C. Bài học của người khác dành cho tác giả
  • D. Gác kiếm lại, tận hưởng cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Trãi

Câu 4: Trong tác phẩm, tác giả miêu tả bằng....

  • A. Thị giác
  • B. Khứu giác
  • C. Thính giác
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5: Bài thơ đã thể hiện mong ước gì của Nguyễn Trãi?

  • A. Mong ước người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm.
  • B. Mong ước đất nước có một vị vua hiền
  • C. Mong ước đất nước thoát khỏi chiến tranh
  • D. Mong ước đất nước mưa thuận gió hòa

Câu 6: Qua việc tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi cho thấy điều gì?

  • A. Tình yêu đôi lứa
  • B. Khát vọng hòa bình
  • C. Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
  • D. Căm thù giặc ngoại xâm

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

Câu 2 (2 điểm): Cuộc sống và con người “chuyển động” trong các câu thơ 5,6 như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánBDDDAC

2. Phần tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 - Bức tranh thiên nhiên mùa hè: hài hòa giữa cảnh vật với nhau, tạo nên điểm nhìn nghệ thuật  - Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống

=> Cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ

=> Cảnh vật được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Thời gian: lầu tịch dương, cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn  - Âm thanh: lao xao gợi sự ồn ào, náo nhiệt nơi chợ cá  - “Dắng dỏi”: tiếng ve kêu inh ỏi, rộn rã ngân dài

=> Nhấn mạnh âm thanh đặc trưng ngày hè, không khí nhộn nhịp buổi chiều nơi làng quê

=> Gợi lên cuộc sống nơi thôn dã, làm cho tình cảm của tác giả thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Bài thơ Gương báu khuyên răn thuộc thể loại nào?

  • A. Thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật
  • B. Thơ chữ Hán tứ tuyệt Đường luật
  • C. Thơ chữ Nôm tứ tuyệt Đường luật
  • D. Thơ chữ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2: Các từ chỉ màu sắc trong bài là những từ nào?

  • A. Hòe lục, thạch lựu..đỏ
  • B. Hồng liên trì
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 3: Cảnh và tình trong bài thơ được khắc họa như thế nào?

  • A. Như một bức tranh đẹp
  • B. Như một bài thơ
  • C. Như một bài học
  • D. Như một câu chuyện

Câu 4: Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?

  • A. Trong thời gian Nguyễn Trãi làm quan cho nhà Hồ
  • B. Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, trong thời kỳ xây dựng đất nước
  • C. Cùng thời gian khi ôn viết Đại cáo bình Ngô
  • D. Trước khi Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

Câu 5: Việc tác giả vận dụng sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ đã đem lại ý nghĩa gì?

  • A. Tạo nên âm điệu, vần điệu cho bài thơ
  • B. Tạo nên âm điệu cho bài thơ thời bấy giờ
  • C. Tạo nên âm điệu cho phong cách thơ Nguyễn Trãi
  • D. Tạo nên âm điệu cho bài thơ và đồng thời như thể hiện sự dồn nén trong câu chữ những tình cảm của ông

Câu 6: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

  • A. Cách ngắt nhịp đặc biệt
  • B. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
  • C. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc
  • D. Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi

II. Tự luận (4 điểm)      

Câu 1 (2 điểm): Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Bức tranh thiên nhiên ngày hè được miêu tả như thế trong bài thơ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDCABDC

2. Tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 - Tác giả ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng vẫn luôn nghĩ về dân, về nước  - Khao khát muốn đem tài trí của mình để cống hiến  - Mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.

=> Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Hình ảnh: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì

=> Là những hình ảnh mộc mạc, gần gũi, bình dị chốn thôn quê Việt Nam

 - Màu sắc: màu xanh của lá hòe, đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen

=> Bức tranh sinh động nhiều màu sắc

 - Trạng thái của cảnh vật: đang tự thôi thúc, ứa căng sự sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Gương báu khuyên răn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay