Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Văn bản Người ở bến sông Châu
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Văn bản Người ở bến sông Châu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác giả của tác phẩm Người ở bến sông Châu là ai?
- A. Tố Hữu
- B. Tô Hoài
- C. Chính Hữu
- D. Nguyễn Ngọc Sơn
Câu 2: Dì Mây có số phận như thế nào?
- A. Bi thương éo le, ngang trái, đầy đau xót
- B. Vừa đau khổ vừa hạnh phúc
- C. Êm ấm, hạnh phúc
- D. Éo le, ra đi khi còn rất trẻ
Câu 3: Tính cách của nhân vật dì Mây được thể hiện qua những tình huống:
- A. Chú San đi lấy vợ
- B. Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng
- C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 4: Tâm trạng của chú San khi biết thấy dì Mây trở về như thế nào?
- A. Chán ghét vì dì Mây trở về không đúng lúc
- B. Tức giận vì dì Mây không trở về sớm
- C. Xót thương cho số phận của bản thân
- D. Bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn ở nước ngoài
Câu 5: Quyết định cuối cùng của dì Mây là gì?
- A. Phá đám cưới của chú San
- B. Bỏ đi không quan tâm nữa
- C. Tác hợp cho chú San và vợ mới cưới
- D. Chấp nhận quay lại với chú San
Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng về dì Mây?
- A. Dì Mây là người dũng cảm, gan dạ, dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng
- B. Dì Mây có mối tình đằm thắm, trong sáng với chú San, tuy nhiên lại rơi vào nghịch cảnh éo le
- C. Dì Mây có lòng nhân hậu vị tha, thương người
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Số phận của con người sau chiến tranh được miêu tả như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Về khía cạnh tình cảm, tâm lý, dì Mây đã phải chịu những tổn thương gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | A | C | D | C | D |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Bất hạnh, phải chịu nỗi đau thể xác + Do hậu quả của chiến tranh, dì Mây bị "mảnh đạn phạt một chân" + Lúc trước khi ra trận, dì Mây có mái tóc rất đẹp, đen óng ả. Sau khi trở về, tóc dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa => Chiến tranh tàn phá sức khỏe của con người, để lại những nỗi đau dai dẳng | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ - Dù rất yêu chú San nhưng dì May vẫn kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ => Hiện thực khốc liệt sau khi chiến tranh qua đi. Chiến tranh gây ra biết bao sự hiểu lầm không đáng có, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia lìa đôi lứa - Biết tình cảm của chú Quang dành cho mình nhưng dì Mây tự ti về bản thân và quyết định không đáp trả => Những khiếm khuyết trên cơ thể mà chiến tranh để lại khiến con người ta không dám đi tìm hạnh phúc của riêng mình | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Thể loại của văn bản Người ở bến sông Châu là gì?
- A. Tiểu thuyết
- B. Truyện ngắn
- C. Tùy bút
- D. Tản văn
Câu 2: Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ mấy?
- A. Ngôi kể thứ nhất
- B. Ngôi kể tổng hợp
- C. Ngôi kể thứ hai
- D. Ngôi kể thứ ba
Câu 3: Câu chuyện diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Khoảng thời gian sau 1968
- B. Khoảng thời gian sau 1975
- C. Khoảng thời gian sau 1986
- D. Khoảng thời gian sau 1980
Câu 4: Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra như thế nào?
- A. Hai người đối thoại một cách vui vẻ như hai người bạn
- B. Lời thoại của dì Mây luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin chú có một cuộc nói chuyện với dì. Lời thoại của chú San là sự từ chối
- C. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Đối với quyết định và sự níu kéo của chú San, dì Mây đã có thái độ như thế nào?
- A. Đồng ý bắt đầu lại vì dì còn yêu chú rất nhiều
- B. Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San
- C. Đồng ý bắt đầu với yêu cầu chú giấu chuyện này với cô Thanh
- D. Lưỡng lự, chưa đưa ra câu trả lời
Câu 6: Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi cho em suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh đem lại?
- A. Cảm nhận về nỗi đau của những sự mất mát sau chiến tranh
- B. Cảm nhận rõ hậu quả cay đắng mà chiến tranh để lại
- C. Cả A và B đúng
- D. Cả A và B sai
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Chi tiết mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Câu 2 (2 điểm): Vì sao sau khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, dì lại khóc?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | D | C | A | B | C |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Mái tóc trước kia: Dì Mây thường sai Mai lấy ghế đẩu cho dì chải tóc. Tóc dì đen óng mượt - Mái tóc bây giờ: Rụng đi nhiều, xơ và thưa hơn - Ý nghĩa: + Phơi bày những hiện thực đau đớn của cuộc chiến tranh tàn ác, nơi rừng thiêng, nước độc,... + Dung nhan, vẻ đẹp của những người con gái bị hủy hoại => Rất nhiều nữ thanh niên xung phong cũng đã hi sinh tuổi trẻ, vẻ đẹp của mình để đất nước được bình yên, hạnh phúc | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Tiếng khóc lúc này của dì Mây chứa biết bao sự xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn - Dì tiếc nuối cho cuộc đời mình, cho mối tình dang dở và hạnh phúc mà đáng ra dì xứng đáng nhận được, chỉ vì hoàn cảnh nghiệt ngã mà dì không thể có được | 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2. Người ở bến sông châu