Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 8: Văn bản Đừng gây tổn thương
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 86: Văn bản Đừng gây tổn thương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐỪNG GÂY TỔN THƯƠNG
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác giả của tác phẩm là ai?
- A. Ca-ren Ca-xây
- B. Lỗ Tấn
- C. An-đéc-xen
- D. Lép-tôn-xtôi
Câu 2: Nội dung phần 2 của bài là gì?
- A. Nêu vấn đề nghị luận
- B. Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều hình dáng
- C. Không gây tổn thương bằng lời nói
- D. Mỗi ngày một cam kết
Câu 3: Biểu hiện của việc làm tổn thương người khác:
- A. Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác
- B. Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý
- C. Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…
- D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 4: Theo tác giả, thế nào là "thô lỗ"?
- A. Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta thì được coi là sự thô lỗ
- B. Thô tục, lỗ mãng trong cách giao tiếp, đối xử, ăn nói thô lỗ, người đàn ông thô lỗ, Đồng nghĩa : lỗ mãng, thô tục
- C. Nói hoặc hành động theo cách bất lịch sự hoặc khiếm nhã, thường là theo cách cố ý
- D. Có thể được sử dụng để đủ điều kiện cho một cá nhân không có trình độ học vấn và hành động thiếu văn minh
Câu 5: Theo tác giả, trong quá trình gì chúng ta luôn có “các phương án lựa chọn khác nhau như chú ý lắng nghe, giả vờ lắng nghe một cách tế nhị hay phớt lờ người khác ra mặt”?
- A. Ganh đua
- B. Giao tiếp
- C. Trò chuyện
- D. Hỏi đáp
Câu 6: Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?
- A. Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào.
- B. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người
- C. Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.
- D. Tất cả các ý trên đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác” là gì?
Câu 2 (2 điểm): Sau khi tìm hiểu văn bản em rút ra được bài học gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | C | D | A | B | D |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần - Chúng ta không phải đoán già đoán non liệu những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả thế nào đối với người khác - Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta | 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng - Đơn giản hóa cuộc sống và quyết định của mình trên nhiều lĩnh vực - Không nên vội phán xét và quy tội cho người khác khi chưa có bằng chứng xác thực | 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Đâu không phải là ví dụ mà tác giả gọi là “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”?
- A. Không giao tiếp bằng mắt với người bạn nói chuyện hay đang được giới thiệu
- B. Coi nhẹ lời gợi ý của bạn thân về công việc quan trọng cả hai đang tham gia thực hiện
- C. Không đếm xỉa đến người đang nói trong cuộc thảo luận
- D. Đáp lại khi ai đó cần bạn trả lời một câu hỏi
Câu 2: Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề gì?
- A. Lời nói của chúng ta có thể gây tổn thương cho người khác
- B. Suy nghĩ mà chúng ta nên có trước khi nói
- C. Hậu quả của việc gây tổn thương bằng lời nói
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Phương pháp giải quyết vấn đề chúng ta tỏ ra ác ý trong giao tiếp là gì?
- A. Tập trung trí óc
- B. Tuân theo quy tắc ứng xử cơ bản: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe
- C. Hãy trở thành một phóng viên và rèn luyện ăn nói hằng ngày
- D. Cả A và B đúng
Câu 4: “Nghiên cứu của tổ chức Hớt-mát” được coi là gì trong văn bản?
- A. Một bằng chứng
- B. Một luận điểm
- C. Một lí lẽ
- D. Một kết luận
Câu 5: Đâu không phải là lợi ích khi chúng ta ngừng việc làm tổn thương nhau là gì?
- A. Cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản cả về thể chất lẫn tinh thần
- B. Gặt hái được nhiều điều tốt đẹp
- C. Trở nên đủ đầy hơn về vật chất và tinh thần
- D. Đem lại cảm giác bình yên và hạnh phúc mỗi ngày
Câu 6: Nhan đề của văn bản có nghĩa là gì?
- A. Lời khuyên nhủ đến với với chúng ta trong cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống
- B. Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau
- C. Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng
D. Bài học ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Vì sao tác giả cho rằng “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”?
Câu 2 (2 điểm): Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa thế nào với cuộc sống ngày nay?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | D | D | A | C | A |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Trong lúc phát ngôn, bạn không chắc ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác - Bạn có thể đã đáp trả lại lời chỉ trích của người khác bằng nhận xét đầy ác ý => Gây tổn thương cho người khác bằng lời nói - Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống… => Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào - Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay bộn bề của xã hội hiện đại - Sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản | 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Đừng gây tổn thương