Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 Kết nối Bài 19: Thế năng điện

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 kết nối tri thức Bài 19: Thế năng điện. Bộ đề nhièu câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 19: THẾ NĂNG ĐIỆN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10 -6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

  • A. -2,5.10 -3 J. 
  • B. -5.10 -3 J. 
  • C. 2,5.10 -3 J. 
  • D. 5.10 -3 J.

Câu 2. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

  • A. 200 mJ.           
  • B. 100 mJ.           
  • C. 50 mJ.                       
  • D. 150 mJ.

Câu 3. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

  • A. 5000 J.            
  • B. – 5000 J.          
  • C. 5 mJ.                         
  • D. – 5 mJ.

Câu 4. Một điện tích q = 5.10 -8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.

  • A. 1,87.10 -6 J.
  • B. -1,87.10 -6 J.
  • C. 1,3.10 -6 J.
  • D. -1,3.10 -6 J.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
  • B. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = Ed
  • C. Điện trường tĩnh là một trường thế.
  • D. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mả chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.

Câu 6. Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

  • A. âm.                 
  • B. dương.   
  • C. bằng không.      
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 7. Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường

  • A. tăng 2 lần.
  • B. giảm 2 lần.                                             
  • C. không thay đổi.
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 8. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10 -6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là

  • A. 25.10 -3 J. 
  • B. 5.10 -3 J. 
  • C. 2,5.10 -3 J. 
  • D. 5.10 -4 J.

Câu 9. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 1000 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10 -31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?

  • A. 0,26 mm. 
  • B. 2,6 mm.
  • C. 26 mm.
  • D. 260 mm.

Câu 10. Cho điện tích q = + 10 -8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều  thì công của lực điện trường là 90 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10 -9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là

  • A. 225 mJ.
  • B. 20 mJ.
  • C. 36 mJ.
  • D. 120 mJ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABCDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADCAC

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2cm nhiễm điện trái dấu. Biết lực điện sinh công A = 2.10 -9 J để dịch chuyển điện tích q = 5.10 -10 C từ bản dương sang bản âm. Điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại bằng

  • A. 100 V/m.
  • B. 200 V/m.
  • C. 300 V/m.
  • D. 400 V/m.

Câu 2. Một điện tích điểm q = +10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn gấp khúc BAC

  • A. - 10.10 -4 J.
  • B. - 2,5.10 -4 J.                
  • C. - 5.10 -3 J.
  • D. 10.10 -4 J.

Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN  = 1V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1C từ M đến N là:

  • A. A = - 1 (J).
  • B. A = + 10 (J).             
  • C. A = - 10 (J).
  • D. A = + 1 (J).

Câu 4. Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là

  • A. q = -2.10 -4 (C).
  • B. q = 2.10 -4 (C).           
  • C. q = 5.10 -4 (C).
  • D. q = -5.10 -4 (C).

Câu 5. Một điện tích q = 1 (C) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:

  • A. U = 0,20 (V).
  • B. U = 0,20 (mV).         
  • C. U = 200 (kV).
  • D. U = 200 (V).

Câu 6. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 200 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là

  • A. 5000 V/m.
  • B. 50 V/m.
  • C. 800 V/m.
  • D. 80 V/m.

Câu 7. Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50 V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến tấm tích điện dương thì electron có vận tốc bao nhiêu:

  • A. 4,2.10m/s.
  • B. 3,2.10m/s.                
  • C. 2,2.10m/s.
  • D. 1,2.10m/s.

Câu 8. ột êlectron bay vào điện trường của hai bản kim loại tích điện trái dấu theo phương song song cùng hướng với các đường sức điện trường với vận tốc ban đầu là 8.10m/s. Hiệu điện thế tụ phải có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu để electron không tới được bản đối diện

  • A. 45,5 V.
  • B. 91 V.
  • C. 182 V.
  • D. 50V.

Câu 9. Một prôtôn bay theo phương của một đường sức điện trường. Lúc ở điểm A nó có vận tốc 2,5.10m/s, khi đến điểm B vận tốc của nó bằng không. Biết nó có khối lượng 1,67.10 -27 kg và có điện tích 1,6.10 -19 C. Điện thế tại A là 500 V, tìm điện thế tại B:

  • A. 406,7 V.
  • B. 500 V.
  • C. 503,3 V.
  • D. 533 V.

Câu 10. Tụ phẳng không khí, hai bản tụ có khoảng cách d = 1 cm, hiệu điện thế giữa hai bản U = 91 V. Một electron bay vào tụ điện theo phương song song với các bản với vận tốc đầu v0 = 2.10m/s và bay ra khỏi tụ điện. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Phương trình quỹ đạo của electron là

  • A. y = x2.
  • B. y = 3x2.
  • C. y = 2x2.
  • D. y = 0,5x2.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBCACB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAACBC

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với   góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường lớn nhất?

Câu 2 (6 điểm). Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10 -6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Lực điện trường tác dụng lên điện tích q > 0 là  = q   cùng phương, cùng chiều  , có tác dụng làm điện tích chuyển động theo chiều đường sức điện.

Công của lực điện A = q.E.d, với d = s.cosα

Công của lực điện trường lớn nhất khi α = 0

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Ta có, công của lực điện tác dụng lên điện tích dịch chuyển trong điện trường: 

A = qEd = 5.10 -6 .1000.0,5 = 2,5.10 -3 J

3 điểm

3 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với   góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường nhỏ nhất?

Câu 2 (6 điểm). Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 4.10 -6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Lực điện trường tác dụng lên điện tích q > 0 là  = q   cùng phương, cùng chiều  , có tác dụng làm điện tích chuyển động theo chiều đường sức điện.

Công của lực điện A = q.E.d, với d = s.cosα

Công của lực điện trường nhỏ nhất khi 

α = 180

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Ta có, công của lực điện tác dụng lên điện tích dịch chuyển trong điện trường: 

A = qEd = 4.10 -6 .1000.1= 4.10 -3 J = 4mJ

3 điểm

 3 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10 -6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

  • A. -2,5.10 -3 J. 
  • B. -5.10 -3 J. 
  • C. 2,5.10 -3 J. 
  • D. 5.10 -3 J.

Câu 2. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

  • A. 200 mJ.           
  • B. 100 mJ.           
  • C. 50 mJ.                       
  • D. 150 mJ.

Câu 3. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

  • A. 5000 J.            
  • B. – 5000 J.          
  • C. 5 mJ.                         
  • D. – 5 mJ.

Câu 4. Một điện tích q = 5.10 -8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.

  • A. 1,87.10 -6 J.
  • B. -1,87.10 -6 J.
  • C. 1,3.10 -6 J.
  • D. -1,3.10 -6 J.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là?

Câu 2 (3 điểm). Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào yếu tố nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánABCD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là:

A = qEd.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào yếu tố: Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N.

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2cm nhiễm điện trái dấu. Biết lực điện sinh công A = 2.10 -9 J để dịch chuyển điện tích q = 5.10 -10 C từ bản dương sang bản âm. Điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại bằng

  • A. 100 V/m.
  • B. 200 V/m.
  • C. 300 V/m.
  • D. 400 V/m.

Câu 2. Một điện tích điểm q = +10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn gấp khúc BAC

  • A. - 10.10 -4 J.
  • B. - 2,5.10 -4 J.                
  • C. - 5.10 -3 J.
  • D. 10.10 -4 J.

Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN  = 1V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1C từ M đến N là:

  • A. A = - 1 (J).
  • B. A = + 10 (J).             
  • C. A = - 10 (J).
  • D. A = + 1 (J).

Câu 4. Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là

  • A. q = -2.10 -4 (C).
  • B. q = 2.10 -4 (C).           
  • C. q = 5.10 -4 (C).
  • D. q = -5.10 -4 (C).

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là?

Câu 2 (3 điểm). Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường sẽ thay đổi như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBCAC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức tính theo chiều đường sức điện.

 3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường tăng 4 lần.                 

 3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay